Khủng hoảng tại Intel: CEO bị buộc từ chức sau 3 năm xoay chuyển bất thành

03/12/2024 11:16
03-12-2024 11:16:18+07:00

Khủng hoảng tại Intel: CEO bị buộc từ chức sau 3 năm xoay chuyển bất thành

Pat Gelsinger, CEO Intel, người từng được kỳ vọng sẽ đưa gã khổng lồ chip trở lại vị thế dẫn đầu, đã phải rời ghế sau khi HĐQT mất niềm tin vào kế hoạch tái cơ cấu của ông.

Pat Gelsinger, CEO Intel

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tuần trước khi Gelsinger gặp HĐQT để báo cáo về tiến độ giành lại thị phần và thu hẹp khoảng cách với Nvidia, theo những người thông thạo vấn đề. Ông được cho hai lựa chọn: tự nguyện nghỉ hưu hoặc bị sa thải. Gelsinger đã chọn công bố kết thúc sự nghiệp tại Intel.

Ngay lập tức, Intel đã bổ nhiệm Giám đốc Tài chính David Zinsner và Phó Chủ tịch Điều hành Michelle Johnston Holthaus cùng làm CEO tạm thời. Frank Yeary, Chủ tịch độc lập của HĐQT, sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch điều hành tạm thời trong khi công ty tìm kiếm người kế nhiệm.

Tại cuộc họp tuần trước, ông Gelsinger phải đối mặt với những lo ngại tập trung vào việc thiếu các sản phẩm có khả năng chiến thắng trên thị trường - điều mà HĐQT cảm thấy đã bị bỏ quên trong nỗ lực biến Intel thành nhà sản xuất chip theo đơn đặt hàng. Ông được đề nghị ở lại để giúp đỡ người kế nhiệm nhưng tỏ ra ít quan tâm đến điều đó, những người này cho biết. Điều đó dẫn đến quyết định chấm dứt nhiệm kỳ của ông vào cuối tuần, họ nói.

Gelsinger, 63 tuổi, từng được ca ngợi là người cứu tinh của Intel. Sau khi nắm quyền điều hành ba năm trước, ông bày tỏ tình yêu với công ty và khẳng định quyết tâm đưa Intel trở lại vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. Vị CEO này bắt đầu làm việc tại Intel từ khi còn là thiếu niên nhưng rời đi vào năm 2009 và trở thành CEO của VMware Inc. Khi quay lại vào năm 2021, ông hứa sẽ giúp Intel lấy lại vị thế dẫn đầu trong sản xuất - điều mà công ty đã đánh mất vào tay các đối thủ như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.

Sự ra đi của Gelsinger đánh dấu một thất bại trong nỗ lực phục hưng Intel. Ông từng đặt mục tiêu đưa công ty vượt ra khỏi thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực bộ xử lý máy tính và máy chủ, bằng cách mở rộng sang sản xuất chip cho các công ty khác - một lĩnh vực hoàn toàn mới với Intel và đặt họ vào cuộc đua trực tiếp với TSMC và Samsung Electronics.

Như một phần trong chiến lược phục hưng, Gelsinger đã đề ra kế hoạch tốn kém để mở rộng mạng lưới nhà máy của Intel. Điều này bao gồm việc xây dựng một tổ hợp mới khổng lồ ở Ohio, một dự án mà công ty đã nhận được viện trợ liên bang từ Đạo luật Chip và Khoa học.

Lúc đầu, các nhà đầu tư Intel, háo hức muốn thấy những thay đổi tại công ty, đã hoan nghênh việc CEO ra đi. Cổ phiếu tăng tới 6% tại New York trong ngày 02/12 trước khi quay đầu giảm trở lại. Khép phiên, cổ phiếu giảm 0.5% xuống 23.93 USD. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã lao dốc 52%.

Michelle Johnston Holthaus, đồng CEO tạm thời của Intel

Một trong những thách thức lớn nhất của Intel: Sự xáo trộn của ngành công nghiệp do điện toán trí tuệ nhân tạo thúc đẩy. Nvidia, công ty đã biến chip đồ họa của mình thành một thành phần quan trọng cho các trung tâm dữ liệu, thống trị lĩnh vực đó và đã thu về hàng chục tỷ USD vốn từng thuộc về Intel. Đối thủ ngách một thời từng vật lộn dưới cái bóng của Intel giờ đã trở thành công ty niêm yết có giá trị nhất thế giới. Và những nỗ lực của Intel nhằm thâm nhập thị trường đó với các sản phẩm mới vẫn chưa đạt được kết quả.

"Hôm nay, tất nhiên, là một ngày vừa vui vừa buồn vì công ty này đã là cuộc sống của tôi trong phần lớn sự nghiệp làm việc", Gelsinger nói trong thông báo. "Đây là một năm đầy thách thức đối với tất cả chúng tôi khi chúng tôi đã đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để định vị Intel cho động thái thị trường hiện tại".

Frank Yeary, Chủ tịch điều hành tạm thời, chia sẻ: "Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn nhiều việc phải làm tại công ty và cam kết khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Là HĐQT, chúng tôi biết trước hết rằng chúng tôi phải đặt nhóm sản phẩm của mình vào trung tâm của mọi việc chúng tôi làm. Khách hàng của chúng tôi đòi hỏi điều này từ chúng tôi, và chúng tôi sẽ đáp ứng cho họ".

Việc tìm người ngồi vào chiếc ghế nóng đó có thể không dễ dàng. Trước khi Gelsinger được bổ nhiệm thay thế CEO Bob Swan, đã có đồn đoán rằng một số giám đốc điều hành nổi tiếng là ứng cử viên tiềm năng. Nhiều người ở Phố Wall đề xuất tiếp cận Lisa Su của Advanced Micro Devices Inc. cho vị trí này. Thành viên HĐQT Intel Stacy Smith, cựu CFO của công ty, cũng từng là ứng cử viên cho vị trí CEO. Hiện ông giữ chức Chủ tịch điều hành của Kioxia Corp.

Trong nội bộ Intel, không có nhiều ứng viên tiềm năng, Hans Mosesmann, một nhà phân tích tại Rosenblatt Securities, cho biết trong một ghi chú. "Một CEO mới từ bên ngoài đến Intel là một công việc kéo dài nhiều năm và là một thách thức lớn trong chu kỳ đổi mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông nói.

Việc ra đi của Gelsinger có thể dẫn đến những thay đổi chiến lược mạnh mẽ hơn. "Động thái này mở ra cánh cửa cho một chiến lược mới, điều mà chúng tôi đã ủng hộ từ lâu", Chris Caso của Wolfe Research cho biết. "Mặc dù Gelsinger nhìn chung đã thành công trong việc thúc đẩy lộ trình quy trình của Intel, chúng tôi không tin rằng Intel có đủ quy mô để theo đuổi sản xuất tiên tiến một mình do Intel vắng mặt trong lĩnh vực AI".

Người kế nhiệm Gelsinger sẽ phải đối mặt với cùng những vấn đề mà ông được mời về để giải quyết, bao gồm cả hậu quả từ những quyết định sai lầm của người tiền nhiệm. Vị trí từng được coi là đáng mơ ước nhất trong ngành chip trị giá 500 tỷ USD giờ đây trở thành công việc mà chẳng ai muốn nhận. CEO tiếp theo phải đối đầu với các đối thủ có nguồn lực lớn hơn và theo kịp trong lĩnh vực điện toán AI, đồng thời chứng minh rằng Intel có thể là công ty đột phá như trước đây.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Apple thoát khỏi bờ vực khủng hoảng nhờ quyết định miễn thuế từ Trump

Apple vừa tránh được cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ thời điểm đại dịch - ít nhất là tạm thời.

Dow tăng vọt hơn 600 điểm, khép lại tuần biến động lịch sử trên Phố Wall

Phố Wall khép lại một tuần đầy sóng gió với đà tăng ấn tượng vào phiên giao dịch cuối cùng.

Dow Jones giảm hơn 1,000 điểm sau khi Mỹ xác nhận mức thuế cho Trung Quốc là 145%

Thị trường chứng khoán giảm điểm vào ngày 10/04, trả lại một phần thành quả từ đợt tăng lịch sử trong phiên trước đó. Nhà đầu tư lo ngại rằng ngay cả với việc tạm...

Dow Jones lao dốc hơn 1,400 điểm sau phiên tăng lịch sử

Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm vào ngày 10/04 sau phiên tăng lịch sử nhờ thông báo hoãn thuế quan 90 ngày của Tổng thống Trump.

Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hủy đơn hàng, dừng kế hoạch vận chuyển vì thuế quan của Trump

Giữa lúc Mỹ áp thuế ngày càng mạnh tay hơn, nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn chưa từng có. Họ đang phải từ bỏ hàng hóa...

Mỹ: Nhóm cổ phiếu "bộ 7 quyền lực" lấy lại 1.500 tỷ USD giá trị thị trường

Cổ phiếu của Nvidia, Apple, Tesla, Microsoft, Alphabet, Meta, Amazon đã tăng từ 9,68% đến 22,69% khi đóng cửa, thúc đẩy đà tăng của thị trường và đẩy chỉ số công...

Nhà đầu tư bán khống lãi 159 tỷ USD trong 6 ngày

Những nhà đầu tư bán khống, tức những người đặt cược vào việc giá cổ phiếu giảm, đã ghi nhận khoản lợi nhuận trên giấy lên tới 159 tỷ USD chỉ trong 6 ngày giao...

Chứng khoán Mỹ bùng nổ, Dow Jones tăng vọt hơn 2,900 điểm sau khi Trump hoãn thuế

Phố Wall vừa trải qua một ngày lịch sử khi các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt chóng mặt sau động thái bất ngờ của Tổng thống Donald Trump.

Nhà bán khống nổi tiếng: "Đừng cố làm anh hùng giữa lúc thị trường hoảng loạn"

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển bởi thuế quan mới từ Trump, Steve Eisman - nhà đầu tư được biết đến qua bộ phim "The Big Short" và nổi...

Giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ, lợi suất dài hạn tăng vọt

Đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài đã tăng tốc mạnh mẽ trong những ngày qua khi việc leo thang chiến tranh thương mại gieo rắc nghi ngờ về vị thế trú...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98