Kinh tế Mỹ 2024: Tăng trưởng vượt dự báo bất chấp lãi suất cao và bất ổn từ bầu cử

30/12/2024 11:13
30-12-2024 11:13:06+07:00

Kinh tế Mỹ 2024: Tăng trưởng vượt dự báo bất chấp lãi suất cao và bất ổn từ bầu cử

Kinh tế Mỹ đã một lần nữa làm nên điều bất ngờ trong năm 2024, tiếp tục phá vỡ mọi dự đoán bi quan về suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí còn đánh giá Mỹ sẽ là quốc gia có thành tích ấn tượng nhất trong nhóm G7, bất chấp những thách thức từ căng thẳng bầu cử, lãi suất cao và thị trường lao động đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dự báo của IMF

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế vẫn còn những mảng màu tối. Lạm phát chậm hạ nhiệt buộc Fed phải duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài. Các lĩnh vực nhà ở và sản xuất tiếp tục chịu áp lực từ chi phí vay vốn cao, trong khi người tiêu dùng đang phải đối mặt với gánh nặng từ các khoản nợ thẻ tín dụng, thế chấp và các khoản vay khác với tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng.

Người tiêu dùng vẫn đứng vững...

Sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ chính là động lực chính giúp nền kinh tế vượt mọi kỳ vọng trong năm 2024. Mặc dù tuyển dụng có phần chậm lại, nhưng tăng trưởng tiền lương vẫn vượt lạm phát, cùng với giá trị tài sản hộ gia đình đạt mức kỷ lục mới đã thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ.

Nguòi tiêu dùng Mỹ vẫn chi tiêu mạnh

Theo ước tính của các chuyên gia Bloomberg Economics, chi tiêu hộ gia đình năm 2024 đã tăng 2.8%, cao hơn năm 2023 và gần gấp đôi so với dự báo đưa ra từ đầu năm.

...Nhưng đã xuất hiện những rạn nứt

Dù người tiêu dùng vẫn thể hiện sự kiên cường đáng kinh ngạc, một số yếu tố nền tảng đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu suy yếu. Người Mỹ đã gần như cạn kiệt khoản tiết kiệm từ thời kỳ đại dịch COVID-19, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng cũng đang giảm dần.

Người thu nhập cao là nguồn chi tiêu chính

Chi tiêu tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào nhóm thu nhập cao, những người đang hưởng lợi từ "hiệu ứng tài sản" (wealth effect) nhờ giá nhà và chứng khoán tăng. Trong khi đó, nhiều người có thu nhập thấp hơn buộc phải dựa vào thẻ tín dụng và các khoản vay để duy trì mức sống, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng.

Rạn nứt trong thị trường lao động

Thị trường lao động - trụ cột chính hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng - cũng bắt đầu xuất hiện những tín hiệu cảnh báo trong năm 2024. Tốc độ tuyển dụng chậm lại rõ rệt và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, kích hoạt một chỉ báo suy thoái phổ biến. Đáng chú ý, số lượng việc làm sẵn có giảm và người thất nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Thị trường lao động Mỹ chững lại

Fed đã bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 do lo ngại về điểm bước ngoặt nguy hiểm trong thị trường việc làm. Tuy nhiên, họ đã lạc quan hơn trong những tháng cuối năm khi tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp theo tiêu chuẩn lịch sử. Tăng trưởng tiền lương duy trì ổn định quanh mức 4%, tiếp tục hỗ trợ tài chính hộ gia đình.

Tiến trình chống lạm phát bị đình trệ

Sau khi giảm nhanh trong năm 2023 và có thêm tiến triển trong nửa đầu năm 2024, quá trình kéo giảm lạm phát về 2% của Fed đã bị chậm lại trong những tháng gần đây. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi – tức không bao gồm thực phẩm và năng lượng - vẫn tăng 2.8% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Diễn biến lạm phát PCE

Mặc dù Fed đã quyết định giảm lãi suất 1 điểm phần trăm trong năm nay để giảm áp lực lên nền kinh tế, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cần thấy thêm tiến triển về lạm phát trước khi thực hiện các đợt cắt giảm bổ sung trong năm 2025.

Lãi suất cao tác động tiêu cực đến thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở tiếp tục chịu áp lực nặng nề từ chi phí vay vốn cao. Lãi suất thế chấp, sau khi chạm mức thấp nhất hai năm vào tháng 9, đang quay trở lại ngưỡng 7% do kỳ vọng Fed sẽ kéo dài thời gian cắt giảm. Các nhà thầu đã phải đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút người mua, từ giảm lãi suất thế chấp đến hỗ trợ thanh toán, thậm chí là giảm giá bán.

Khả năng mua nhà của người Mỹ ở mức thấp

Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ dự báo tốc độ bán nhà năm 2024 thậm chí còn thấp hơn năm 2023 - năm có doanh số thấp nhất kể từ 1995, mặc dù thị trường đã có dấu hiệu ổn định trong năm nay.

Ngành sản xuất bị tác động

Ngành sản xuất cũng là một nạn nhân của chi phí vay vốn cao. Đầu tư vào cơ sở mới bị cản trở bởi lãi suất cao và nhu cầu từ nước ngoài suy yếu, khiến nhiều công ty phải cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi phí. Các nhà sản xuất hàng hóa lâu bền đã giảm việc làm trong hầu hết các tháng của năm 2024.

Ngành sản xuất Mỹ suy yếu

Chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tạo thêm áp lực lên ngành này trong năm 2025. Mặc dù ông Trump cam kết thúc đẩy sản xuất trong nước, nhiều nhà kinh tế và nhóm doanh nghiệp cảnh báo rằng các chính sách về thuế, nhập cư và cắt giảm thuế của ông có thể đẩy lạm phát lên cao, hạn chế thị trường lao động và gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Chi tiêu vốn của các nhà sản xuất Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm trong năm tới trong bối cảnh đầy bất ổn này.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

- 10:11 30/12/2024







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ khi doanh nghiệp chạy đua nhập hàng trước thuế quan

Xuất khẩu Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng 3/2025 ngay trước khi Mỹ công bố thuế đối ứng, với một lượng hàng kỷ lục chảy vào các quốc gia Đông Nam Á.

Mỹ: Giới lãnh đạo ngân hàng lo ngại về tác động của thuế quan

Giới lãnh đạo ngân hàng Mỹ cho biết mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng cảnh báo những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra có thể...

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn, vàng có thể cán mốc 4,000 USD?

Hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và UBS vừa đồng loạt đưa ra những dự báo đầy lạc quan về giá vàng. Họ đều nhìn nhận rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đang...

Ấn Độ, Việt Nam - Những “bến đỗ an toàn” của Apple trước thuế quan?

Apple đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Ấn Độ và Việt Nam nhằm tận dụng giai đoạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày của Mỹ, tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp...

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn chốt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98