Tăng trưởng kinh tế vượt dự báo, thêm kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách

09/12/2024 13:40
09-12-2024 13:40:00+07:00

Tăng trưởng kinh tế vượt dự báo, thêm kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách

Trong quý 3/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản tăng với tốc độ 1,2% so với quý trước đó, vượt dự báo ban đầu là tăng 0,9%.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ước tính ban đầu trong quý 3/2024, cho thấy sự phục hồi vững chắc hơn khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) xem xét dữ liệu trước khi đưa ra quyết định chính sách vào cuối tháng này.

Theo Văn phòng Nội các nhật Bản, trong quý 3/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản tăng với tốc độ 1,2% so với quý trước đó. Kết quả này vượt dự báo ban đầu là tăng 0,9%, chủ yếu nhờ xuất khẩu ròng, đầu tư vốn và tăng trưởng hàng tồn kho được cải thiện.

Dữ liệu tăng trưởng mạnh hơn củng cố quan điểm của BoJ rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức độ vừa phải.

Thống đốc BoJ, ông Kazuo Ueda, dự kiến sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các dữ liệu kinh tế, bao gồm khảo sát Tankan được công bố vào ngày 13/12, trước khi đưa ra quyết định chính sách vào ngày 19/12.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Nikkei, ông Ueda cho biết thời điểm tăng lãi suất đang “đến gần,” làm dấy lên suy đoán rằng BoJ có thể tăng lãi suất trong tháng này.

Ông Yuichi Kodama, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Meiji Yasuda, nhận định: “Báo cáo hôm nay tái khẳng định rằng nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi ở mức độ vừa phải. Có hơn 50% khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất trong tháng 12/2024. Tuy nhiên, với việc đồng yen gần đây đã tăng giá nhẹ, họ có thể không cần vội vã và có thể chờ đến tháng 1/2025.”

Dữ liệu ngày 9/12 cũng xác nhận nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng hai quý liên tiếp. Chi tiêu tiêu dùng tương đối ổn định trong hai quý, bất chấp cơn bão lớn hồi tháng 8/2024, cho thấy sức mạnh tiềm ẩn đang quay trở lại với nền kinh tế nước này.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn hoài nghi về tính bền vững của đà tăng trưởng, khi một phần được thúc đẩy bởi các khoản cắt giảm thuế tạm thời do cựu Thủ tướng Fumio Kishida đưa ra.

Lạm phát tại Nhật Bản đã đi ngang hoặc trên mức mục tiêu của BoJ trong hơn 30 tháng. Theo khảo sát của Bloomberg vào tháng trước, kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,5% trong quý 4 năm nay.

Chính quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba vẫn tỏ ra thận trọng về tình hình kinh tế. Chính phủ Nhật Bản chưa tuyên bố thoát khỏi tình trạng giảm phát và tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa hỗ trợ nhằm giảm tác động của lạm phát lên người dân, như gói kích thích kinh tế mới nhất, với quy mô lớn hơn một chút so với năm ngoái.

Nền kinh tế Nhật Bản cũng dễ bị tổn thương trước các bất ổn từ các đối tác thương mại quan trọng. Tại Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết sẽ áp thuế cao hơn đối với tất cả hàng nhập khẩu.

Trong khi đó, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng với các biện pháp kích thích mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường bất động sản chìm trong khủng hoảng.

Việc ông Trump quay lại Nhà Trắng dự kiến sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung, gây ra những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và làm giảm nhu cầu trên toàn thế giới./.

Minh Trang

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn chốt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...

Nóng: Trump miễn thuế đối ứng cho điện thoại thông minh, máy tính

Trong một diễn biến đáng chú ý, điện thoại thông minh và máy tính đã được đưa vào danh sách miễn trừ khỏi các khoản thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump áp đặt...

Đồng USD bỗng trở thành nạn nhân trong cơn bão tài chính toàn cầu

Sau cú sốc trên thị trường chứng khoán và trái phiếu, đồng USD trở thành nạn nhân tiếp theo trong cơn hỗn loạn tài chính tuần này, khi cuộc chiến thương mại toàn...

Fed sẵn sàng ra tay nếu thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn

Trong bối cảnh thị trường tài chính Mỹ đang trải qua một tuần đầy biến động, một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lên tiếng trấn an rằng NHTW...

Chip Mỹ gia công nước ngoài sẽ không bị Trung Quốc đánh thuế

Theo thông báo chính thức từ Hiệp hội Bán dẫn Trung Quốc (CSIA), các công ty Mỹ thiết kế chip nhưng thuê nước khác sản xuất sẽ được miễn trừ khỏi đòn thuế trả đũa...


Hotline: 0908 16 98 98