JPMorgan cảnh báo nguy cơ dòng vốn "quay lưng" với các thị trường mới nổi

25/01/2025 09:17
25-01-2025 09:17:23+07:00

JPMorgan cảnh báo nguy cơ dòng vốn "quay lưng" với các thị trường mới nổi

Trong quý 4 năm 2024, các nền kinh tế đang phát triển (không bao gồm Trung Quốc) đã chứng kiến 19 tỷ USD vốn bị rút ròng, và dự kiến thêm 10 tỷ USD nữa sẽ bị rút trong quý 1 năm nay.

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 23/1, ngân hàng đầu tư JPMorgan cảnh báo rằng các thị trường mới nổi có thể đang trải qua hiện tượng "dừng đột ngột" dòng vốn, khi các chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và hút dòng tiền ra khỏi các quốc gia nghèo hơn.

Các nhà phân tích lo ngại về hiện tượng này, vì nó khiến các nền kinh tế thiếu hụt nguồn vốn cần thiết để tăng trưởng hoặc duy trì hoạt động.

Theo số liệu của JPMorgan, trong quý 4 năm 2024, các nền kinh tế đang phát triển (không bao gồm Trung Quốc) đã chứng kiến 19 tỷ USD vốn bị rút ròng, và dự kiến thêm 10 tỷ USD nữa sẽ bị rút trong quý 1 năm nay. JPMorgan cảnh báo rằng hiện tượng này không nên bị đánh giá thấp.

Sự suy giảm dòng vốn hiện tại không xuất phát từ một sự kiện cụ thể tại các thị trường mới nổi, mà là từ sự thắt chặt điều kiện tài chính toàn cầu khi các cam kết về thuế và cắt giảm thuế của ông Trump làm tăng khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.

Giữa bối cảnh này, JPMorgan cho rằng: "Đây không phải là tình huống mà các quốc gia cụ thể ở các thị trường mới nổi đang phải đối mặt với các áp lực về cán cân thanh toán hoặc tiền tệ như trường hợp năm 1998-2002, 2013, 2015.”

Ngoài ra, đây cũng không phải là hệ quả của một nền kinh tế Mỹ yếu kém gây ra làn sóng bán tháo trên toàn cầu. Thay vào đó, theo ngân hàng này, đây là hệ quả của một nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và các rủi ro chính sách khiến dòng vốn rút khỏi thị trường mới nổi.

Tình hình này sẽ diễn biến ra sao tùy thuộc vào các chính sách tiếp theo của ông Donald Trump và liệu các số liệu quan trọng của Mỹ về việc làm, lạm phát và doanh số bán lẻ có đủ mạnh để ảnh hưởng đến các quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hay không.

Ngay cả khi hiện tượng dừng đột ngột thực sự xảy ra ở các thị trường mới nổi, phần lớn các nền kinh tế vẫn có khả năng chịu được cú sốc này. JPMorgan chỉ ra các quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất là Romania, Malaysia, Nam Phi và Hungary./.

Minh Trang

Vietnamplus

- 17:09 24/01/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Liệu đồng đô la yếu có châm ngòi chiến tranh tiền tệ?

Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ đang gây áp lực phá giá tiền tệ ở các nước phụ thuộc vào xuất khẩu nhằm duy trì tính cạnh tranh. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các...

Thị trường đầu tư dài hạn đang trở nên rủi ro hơn?

Các chính sách của Tổng thống Trump đã làm chao đảo thị trường tài chính. Trong bối cảnh này, ưu tiên bảo vệ tài sản của bản thân là điều cần thiết trước khi nghĩ...

Đồng USD đánh mất niềm tin từ đồng minh Mỹ, giảm xuống mức đáy 3 năm

Đồng USD đang phải đối mặt với áp lực bán gia tăng trên thị trường tiền tệ khi cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump cùng thái độ không mặn mà với hợp...

Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật

Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, nhích nhẹ lên 99,6 điểm và gần như không thay đổi trong cả tuần này.

Google đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường 5 tỷ bảng Anh về tìm kiếm quảng cáo

Ngày 16/4, Google khẳng định sẽ "mạnh mẽ" tự vệ trước việc khoảng 250.000 doanh nghiệp Anh đệ đơn kiện trị giá hàng tỷ bảng Anh với cáo buộc tính phí quá cao cho...

Ai đang bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ?

Một hiện tượng kỳ lạ đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu. Thay vì tìm đến trái phiếu Kho bạc Mỹ như nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn, nhà đầu...

Berkshire huy động 626 triệu USD qua trái phiếu yên giữa sóng gió thị trường

Động thái tỷ phú Buffet diễn ra trong bối cảnh thị trường đầy biến động và các khoản đầu tư vào các công ty thương mại Nhật Bản đang được đẩy mạnh.

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi...

“Ảo ảnh thanh khoản” trên thị trường ngoại hối toàn cầu: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hệ thống tài chính

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ đang bày tỏ lo ngại về tình trạng phân mảnh và sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của thị trường tài...

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98