Ngành thép Trung Quốc vẫn chưa thoát đáy, sắp cắt giảm mạnh sản lượng

20/01/2025 11:02
20-01-2025 11:02:50+07:00

Ngành thép Trung Quốc vẫn chưa thoát đáy, sắp cắt giảm mạnh sản lượng

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc vẫn chưa hết khó khăn khi mức sản xuất vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong khi nhu cầu nội địa suy giảm mạnh, đẩy nhiều nhà máy vào tình thế thua lỗ nghiêm trọng.

Mặc dù sản lượng đã giảm nhẹ trong năm 2024, con số này vẫn duy trì trên 1 tỷ tấn - mức cao thứ năm liên tiếp, cho thấy sự cần thiết phải cắt giảm sâu hơn để phù hợp với nhu cầu thực tế.

Sản lượng thép Trung Quốc giảm dần từ năm 2020

Sự suy yếu của thị trường đến từ hai nguyên nhân chính: Cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản và sự chuyển dịch cơ bản trong cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc.

Thời kỳ tăng trưởng "vàng son" kéo dài nhiều thập kỷ, được thúc đẩy bởi xây dựng và đầu tư nhà nước, giờ đã khép lại. Trong khi đó, các lĩnh vực tăng trưởng mới chưa đủ sức bù đắp khoảng trống này, đặc biệt khi Chính phủ đang chuyển hướng tập trung vào phát triển xanh, công nghệ cao và tiêu dùng.

"Điều tồi tệ nhất vẫn chưa qua", John Chen, Giám đốc khu vực về kinh doanh hàng hóa của Standard Chartered Plc tại Singapore, nhận định. "Gần như tất cả các nhà máy thép đều đang chảy máu".

Những dự báo về tương lai ngành thép càng khiến bức tranh thêm u ám. Công ty nghiên cứu Mysteel của Trung Quốc dự kiến sản lượng sẽ giảm xuống dưới 900 triệu tấn vào năm 2030.

Theo dự báo cơ sở của Bloomberg Intelligence, tiêu thụ thép có thể sụt giảm mạnh từ mức trên 1 tỷ tấn trong năm 2020 xuống dưới 800 triệu tấn vào năm 2030. Trong kịch bản xấu nhất, con số này thậm chí có thể lao dốc xuống 525 triệu tấn vào cuối thập kỷ.

Những dự báo như vậy đã thúc đẩy các thương vụ M&A trong ngành, và quá trình này có thể được đẩy nhanh trong năm nay khi các nhà máy phải vật lộn để duy trì dòng tiền và biên lợi nhuận.

Ngành thép đã thua lỗ trong phần lớn thời gian của năm 2024, trong khi tổng nợ đã tăng lên mức kỷ lục 5,100 tỷ Nhân dân tệ (696 tỷ USD) tính đến tháng 11, theo số liệu từ cục thống kê. Yu Chen, Chuyên gia phân tích của Mysteel tại Thượng Hải cho biết các nhà máy tư nhân nhỏ đang chịu tổn thương nặng nề nhất do phụ thuộc nhiều vào thị trường xây dựng và bất động sản.

Trong kỳ báo cáo thu nhập gần đây nhất, các nhà sản xuất thép ghi nhận dòng tiền tự do thấp nhất cho quý 3 kể từ năm 2015, theo tính toán của Bloomberg dựa trên 59 nhà máy thép niêm yết trên đại lục. Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên tài sản của họ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2017.

Nợ của các nhà sản xuất thép Trung Quốc

Mặc dù đóng góp của ngành vào nền kinh tế đã giảm dần qua các năm, theo ước tính của Gary Ng, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Natixis SA ở Hồng Kông, ngành thép vẫn chiếm 5.7% GDP trong năm 2023. Tác động này đặc biệt rõ nét tại các tỉnh sản xuất thép lớn như Hà Bắc.

"Nếu chúng ta đang kỳ vọng một mùa đông khắc nghiệt khác cho ngành thép Trung Quốc, một số chính quyền khu vực có thể đặc biệt gặp khó khăn", Martina Reber, Chuyên gia phân tích tại Frontier Commodities ở Zug, Thụy Sĩ nhận định.

Thành phố Đường Sơn là một minh chứng điển hình cho khó khăn này. Dù sản xuất thép chiếm một nửa nền kinh tế thành phố, ngành này đã tích lũy khoản lỗ 3.1 tỷ nhân dân tệ trong 10 tháng đầu năm ngoái, trở thành ngành có hoạt động kém nhất của địa phương.

Triển vọng phục hồi vẫn còn mờ mịt khi xuất khẩu - vốn từng là điểm tựa trong năm ngoái - đang đối mặt với sự sụt giảm do các nước nhập khẩu tăng cường biện pháp chống bán phá giá và thuế quan. Trong nước, mặc dù có sự tăng trưởng từ các nhà sản xuất và ngành ô tô, nhưng không đủ để bù đắp sự suy yếu của thị trường bất động sản.

"Ngành bất động sản phải ổn định trước khi chúng ta có thể thấy đáy của nhu cầu hoặc sản xuất thép", Xie Jinshan, Chuyên gia phân tích tại Horizon Insights có trụ sở tại Thượng Hải kết luận.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

- 10:00 20/01/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sự bất định sẽ không bao giờ kết thúc

Thuế quan chỉ là dấu hiệu mới nhất nhưng nguyên nhân sâu xa hơn lại vượt xa ngoài ảnh hưởng của Trump.

Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán

Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại.

Áp lực thuế quan sẽ thúc đẩy châu Á tăng tốc hạ lãi suất?

Đòn thuế đối ứng của Mỹ có thể làm suy giảm đầu tư và niềm tin kinh doanh cũng như kìm hãm tăng trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia cho rằng...

Fed, IMF và WB trong tầm ngắm của Trump

Khác với nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không còn bận tâm liệu các chính sách của mình có gây hỗn loạn trên thị trường tài chính hay không...

Mỹ bắt đầu áp thuế nhập khẩu 10% với tất cả đối tác thương mại

Làn sóng thuế quan mới từ chính quyền Trump đã chính thức bắt đầu. Kể từ 11h ngày 5/4 (giờ Việt Nam), mọi hàng hóa nhập khẩu từ hơn 180 quốc gia vào Mỹ sẽ phải chịu...

Giáo sư Wharton: Thuế quan của Trump là 'sai lầm chính sách lớn nhất trong 95 năm'

Giáo sư Jeremy Siegel - nhà kinh tế học danh tiếng của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania - cho rằng chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump có...

Thuế quan Trump sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái trong năm nay?

JPMorgan Chase & Co. vừa dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái ngay trong năm nay sau khi phân tích kỹ lưỡng tác động tiềm tàng từ các mức thuế quan mới được...

Trump lại giục Fed hạ lãi suất, Chủ tịch Powell nói cần chờ đợi thêm

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Chủ tịch Fed Jerome Powell bày tỏ sự sự thận trọng khi đề cập đến "triển vọng đầy bất định" mà nền kinh tế Mỹ đang...

Trump nói sẽ không bao giờ thay đổi chính sách và Trung Quốc đang hoảng loạn

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế quan trả đũa 34% và kêu gọi Mỹ huỷ bỏ các biện pháp thuế quan, Tổng thống Donald Trump lập tức gửi đi thông điệp cứng rắn. 

Thị trường lao động Mỹ gây bất ngờ với 228,000 việc làm mới, vượt xa dự báo

Thị trường lao động Mỹ ghi nhận mức tăng việc làm mạnh hơn dự báo trong tháng 3, qua đó mang lại sự an tâm tạm thời cho các nhà đầu tư đang lo ngại về sự ổn định...


TIN CHÍNH

Áp lực thuế quan sẽ thúc đẩy châu Á tăng tốc hạ lãi suất?

Áp lực thuế quan sẽ thúc đẩy châu Á tăng tốc hạ lãi suất?

Đòn thuế đối ứng của Mỹ có thể làm suy giảm đầu tư và niềm tin kinh doanh cũng như kìm hãm tăng trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia cho rằng, triển vọng ảm đạm này đòi hỏi các ngân hàng trung ương trong khu vực phải can thiệp bằng cách cắt giảm lãi suất nhiều hơn để củng cố tăng trưởng.




Hotline: 0908 16 98 98