Chuyên gia nói về đề xuất giao dịch nhà đất online như chứng khoán

19/02/2025 13:25
19-02-2025 13:25:25+07:00

Chuyên gia nói về đề xuất giao dịch nhà đất online như chứng khoán

Theo chuyên gia, việc chứng khoán hóa và số hóa giao dịch bất động sản không chỉ là một giải pháp tình thế mà là xu hướng tất yếu, giúp thị trường vận hành minh bạch, chuyên nghiệp hơn, góp phần phát triển thị trường bất động sản Việt Nam theo hướng bền vững.

* Nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online như chứng khoán

"Cuộc cách mạng" về đất đai, bất động sản?

Thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng đầu cơ, thao túng giá, giao dịch không minh bạch và hiện tượng "bong bóng" bất động sản. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với giao dịch, giá cả và thông tin pháp lý của các dự án bất động sản.

Trước thực trạng này, Bộ Xây dựng vừa công bố kế hoạch thực hiện yêu cầu của Thủ tướng về chấn chỉnh thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thúc đẩy nhà xã hội.

Trong đó, Bộ Xây dựng nhấn mạnh việc chứng khoán hóa và số hóa giao dịch bất động sản, liên thông dữ liệu đất đai, thuế, công chứng, đăng ký giao dịch trên nền tảng điện tử.

Theo các chuyên gia, đây không chỉ là bước đi quan trọng để minh bạch thị trường mà còn giúp tối ưu hóa công tác quản lý nhà nước, quản lý thị trường bất động sản phát triển ổn định lành mạnh, mà còn làm gia tăng tính thanh khoản của bất động sản.

TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam cho rằng, khi được áp dụng, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam cho biết, rất ủng hộ và đồng tình với việc Bộ Xây dựng đang triển khai và đề xuất kế hoạch liên thông dữ liệu bất động sản, cho phép thực hiện giao dịch qua hệ thống điện tử tích hợp với cơ quan công chứng, thuế, đăng ký đất đai…

Theo TS. Trần Xuân Lượng trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang trong “Kỷ nguyên vươn mình” đổi mới thể chế, cơ chế, số hóa, công nghệ hóa... do đó, hoàn toàn có cở sở để thực hiện thành công chủ trương này.

“Chúng ta đã có nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi được kết hợp với đất đai, nhà cửa, tài sản và đầu tư… nếu được triển khai và hoàn thiện dữ liệu được đồng bộ thì đây là một việc chưa bao giờ làm được, là một "cuộc cách mạng" của ngành đất đai, bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung, là cơ sở là điều kiện quan trọng để triển khai mô hình chứng khoán hóa và số hóa giao dịch bất động sản”, TS. Trần Xuân Lượng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, TS. Trần Xuân Lượng cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru. Chỉ đạo thông suốt từ trung ương đến địa phương, “chỉ bàn làm không bàn lùi”. Cụ thể, là các Luật liên quan về định giá cần đồng bộ và phù hợp với Tiêu chuẩn định giá quốc tế.

“Siết” lại tình trạng trốn thuế

Cũng theo TS. Trần Xuân Lượng, khi được áp dụng, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Thứ nhất, việc cập nhật dữ liệu giao dịch được thực hiện bất kỳ lúc nào. Khi đó, tình trạng pháp lý, giá cả của bất động sản sẽ được hiển thị minh bạch trên hệ thống, giúp nhà đầu tư ra quyết định chính xác hơn.

Theo chuyên gia, mô hình để giao dịch nhà đất online như chứng khoán sẽ “siết” lại tình trạng trốn thuế bởi mọi giao dịch sẽ được ghi nhận tự động.

Thứ hai, sẽ “siết” lại tình trạng trốn thuế bởi mọi giao dịch sẽ được ghi nhận tự động, giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn, tránh tình trạng kê khai giá thấp.

Thứ ba, tạo nền tảng cho giao dịch bất động sản trực tuyến, người dân có thể thực hiện toàn bộ quy trình giao dịch (ký hợp đồng, công chứng, nộp thuế, đăng ký quyền sở hữu) ngay trên nền tảng số mà không cần đến trực tiếp các cơ quan liên quan.

Thứ tư, mô hình giúp kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu bất động sản sẽ được liên thông với các hệ thống về dân cư, đầu tư, xây dựng, giúp quản lý chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, TS. Trần Xuân Lượng cho rằng, để thực hiện mô hình này, cơ quan quản lý cần đồng bộ thực hiện loạt giải pháp. Đầu tiên, cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, sớm ban hành khung pháp lý cho giao dịch điện tử, chứng khoán hóa bất động sản và tích hợp blockchain.

Đồng thời, ứng dụng công nghệ số, xây dựng hệ thống giao dịch bất động sản trực tuyến dựa trên blockchain và trí tuệ nhân tạo AI. Đặc biệt là ứng dụng các phần mềm, và tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho việc định giá hàng loạt.

Tiếp theo, thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý, đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát thị trường tốt hơn.

Cùng với đó, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia, các sàn giao dịch và ngân hàng cần được tạo điều kiện tích hợp với hệ thống mới; Tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế các hành vi thao túng giá, đầu cơ đất đai.

Cuối cùng, cần tăng cường tính bảo mật và an toàn thông tin, dữ liệu đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Cần bảo mật, phân cấp phân quyền, khai thác sử dụng, có thu phí… Bởi đây được coi là một dạng tài nguyên quốc gia mới. Cần được quản lý và khai thác có hiệu quả.

Đình Phong

Tiền phong

- 12:16 19/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguồn cung văn phòng TPHCM sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn từ quý 2/2025?

Theo báo cáo từ Avison Young Việt Nam, thị trường văn phòng cho thuê tại TPHCM dự kiến sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn từ quý 2/2025, khi hàng loạt...

Giá đất bị ‘thổi’ sau phiên đấu giá: Dân bất ngờ, chuyên gia vạch điểm vô lý

Chỉ qua một phiên đấu giá, giá đất của một xã, một vùng lập tức tăng, lập mặt bằng giá mới khiến người dân địa phương cũng phải ngạc nhiên. Theo chuyên gia, trong...

Thị trường bất động sản Bình Dương sau sáp nhập sẽ ra sao?

Chuyên gia nhận định Bình Dương đang đứng trước một “chương mới” khi sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tạo nên “siêu đô thị” tầm cỡ khu vực. Nơi đây dự...

Thị trường bất động sản TP.HCM và các vùng lân cận sẽ ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP.HCM và vùng lân cận được dự báo sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển mạnh mẽ . Trong đó, Bình...

Giá bán căn hộ TPHCM chạm mốc 120 triệu đồng/m2

Hiện giá căn hộ tiếp tục lập mặt bằng giá mới, đạt 4.691 USD/m2 (gần 120 triệu đồng/m2), tăng gần 28% so với cuối năm 2024 và tăng khoảng 47% so với cùng kỳ năm...

Đề xuất lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia, mở rộng đối tượng hỗ trợ

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Chính phủ về dự thảo (lần 4) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, Bộ Xây...

Quảng Ninh sắp đấu giá 103 lô đất, khởi điểm từ 6,3 triệu đồng

103 lô đất tại TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 4. Giá khởi điểm cao nhất trên 17,8 triệu đồng/m2 và thấp nhất hơn...

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?

Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm...

Kích hoạt nhà ở xã hội, khơi thông tăng trưởng

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu an cư cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội còn là chính sách kinh tế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần mở rộng dư địa tăng trưởng...

Nhu cầu đầu tư lướt sóng bất động sản sẽ chững lại

Tâm lý chung có thể sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái thận trọng và “co cụm” trước các diễn biến khó lường của thị trường bất động sản. Nhu cầu ở thực tiếp tục...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất với mức thuế 20 - 25%, chỉ số có thể đạt 1,410 điểm; còn kịch bản xấu nhất với mức thuế 46%, VN-Index có thể giảm xuống 1,000 điểm.




Hotline: 0908 16 98 98