Công ty của vua hàng hiệu muốn thoái bớt vốn tại SASCO khi cổ phiếu lên đỉnh

18/02/2025 17:42
18-02-2025 17:42:55+07:00

Công ty của vua hàng hiệu muốn thoái bớt vốn tại SASCO khi cổ phiếu lên đỉnh

Lượng khách du lịch quốc tế hồi phục đang thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS), thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Trong khi đó, 1 công ty thuộc hệ sinh thái của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn muốn bán bớt cổ phần.

CTCP Thương mại Duy Anh vừa đăng ký bán 667,200 cp SAS trong tổng số gần 2.95 triệu cp nắm giữ. Quyết định thoái bớt vốn được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu SAS đã tăng gần 68% từ tháng 10/2024 đến nay, nâng vốn hóa thị trường doanh nghiệp lên mức 6.26 ngàn tỷ đồng (kết phiên 18/02).

Cả 2 cái tên liên quan đến giao dịch lần này - Duy Anh và SASCO - đều là những công ty kinh doanh dịch vụ tại sân bay và nằm trong hệ sinh thái của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn.

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn

Duy Anh, còn được biết đến với tên IPP Travel Retail, là đơn vị đảm nhiệm hoạt động bán lẻ sân bay thuộc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Hạnh sáng lập. Trong khi đó, SASCO là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không chủ chốt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Trước giao dịch kể trên của Duy Anh, cổ đông lớn nhất tại SASCO là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) với 49% cổ phần, các tổ chức liên quan đến ông Hạnh Nguyễn (bao gồm Duy Anh) là nhóm cổ đông lớn thứ 2 với tổng tỷ lệ sở hữu 47.5%.

Duy Anh cho biết họ bán cổ phần tại SASCO nhằm cân đối danh mục đầu tư nhưng không tiết lộ danh tính bên nhận chuyển nhượng. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 13/02-11/03, theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Trong năm 2024, SASCO kinh doanh khá tốt, với doanh thu và lợi nhuận đều vượt mức trước dịch.

Nhờ sự hồi phục của lượng khách du lịch quốc tế, hãng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất ghi nhận doanh thu 2.9 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận ròng 430 tỷ đồng, lần lượt tăng 12.6% và 50.3% so với năm trước. Các mảng kinh doanh chủ chốt là phòng chờ thương gia và bán hàng miễn thuế.

Sang tháng 1/2025, làn sóng đến Việt Nam của khách du lịch Trung Quốc càng giúp triển vọng làm ăn của SASCO xán lạn. Nhóm khách nổi tiếng với sức chi tiêu cao bất ngờ vượt Hàn Quốc trở thành thị trường gửi khách đến Việt Nam nhiều nhất, với 575 ngàn lượt. Con số này cao hơn 54% so với cùng kỳ năm 2019 và gấp gần 2.4 lần cùng kỳ 2024.

Trong khi đó, các dự án hạ tầng cảng hàng không sắp đi vào hoạt động cũng mở ra cơ hội cho SASCO, ở Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và xa hơn là Sân bay Quốc tế Long Thành.

Bay cao
Hai mảng kinh doanh chủ chốt của SASCO đều chứng kiến lợi nhuận gộp tăng mạnh
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SASCO

Dù triển vọng doanh nghiệp tích cực, diễn biến giá cổ phiếu SAS trên sàn chứng khoán vẫn cần được quan sát cẩn trọng, bởi mã này vốn có thanh khoản thấp. Trước giai đoạn sôi động gần đây, SAS thường xuyên chỉ đạt giá trị giao dịch vài trăm triệu đồng trong phiên, thậm chí có những phiên chỉ vỏn vẹn vài triệu đồng.

Tỷ lệ sở hữu lớn của ACV và nhóm tổ chức liên quan đến ông Hạnh Nguyễn khiến lượng cổ phiếu trôi nổi sẵn có để giao dịch rất ít, dẫn đến SAS dễ dàng biến động mạnh nếu nhu cầu tăng đột ngột. Thực tế gần đây, mã này từng trải qua giai đoạn tăng sốc giảm sâu vào tháng 6-7/2024, khi thanh khoản vọt tăng rồi hạ nhiệt.

Giá cổ phiếu SAS kết phiên 18/02 tại mức 46,900 đồng/cp, giảm 9.3% từ đỉnh lập vào ngày 05/02.

Cổ phiếu SAS tăng đột biến lên vùng giá kỷ lục
Giá trị giao dịch hàng ngày tăng từ vài trăm triệu đồng lên mức vài tỷ đồng

Thừa Vân

FILI

- 16:40 18/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Chủ tịch QNS tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cp

Võ Thành Đàng - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cp QNS từ ngày 21/03-18/04/2025, sau khi không mua...

Giá cổ phiếu HEJ tăng trần 6 phiên liên tiếp, Ủy viên HĐQT muốn thoái hết vốn

Ngay khi giá cổ phiếu HEJ bắt đầu chuỗi tăng trần (phiên 10/03), ông Phạm Văn Tứ - Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi Việt Nam (UPCoM: HEJ) đăng ký...

Một cổ đông gom hơn 4 triệu cp TVS trong 10 ngày

Chỉ trong 10 ngày, cổ đông Đinh Thị Hoa đã 4 lần mua vào cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Thiên Việt (HOSE: TVS), lần lượt 1.44 triệu cp ngày 07/03, 950 ngàn cp ngày...

Người nhà Thành viên HĐQT VIB "sang tay" 1.2 triệu cp

Ông Đỗ Xuân Thụ, bố ruột của ông Đỗ Xuân Hoàng - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB), đã bán thỏa thuận 1.2 triệu cp VIB trong ngày 17/03.

Cổ đông lớn CIG “sang tay” 2 triệu cp, chốt lời với giá cao hơn gấp đôi

Ông Nguyễn Văn Đạt, cổ đông lớn nắm giữ 14.93% vốn của CTCP COMA 18 (HOSE: CIG), đã chuyển nhượng 2 triệu cp CIG trong phiên 14/03 do nhu cầu tài chính cá nhân.

Một cá nhân mua 6 triệu cp, trở thành cổ đông lớn nhất của Vietravel

Một nhà đầu tư tên Nguyễn Thủy Tiên đã mua 6 triệu cp CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (UPCoM: VTR) trong ngày 13/03 và trở thành cổ...

Phó Tổng NTL tiếp bước cha muốn thoái gần hết vốn

Ông Nguyễn Hồng Khiêm, Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL), vừa công bố kế hoạch bán 1.75 triệu cp, tương đương 1.44%...

Ông Bùi Cao Nhật Quân muốn bán bớt cổ phiếu Novaland 

Ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) Bùi Thành Nhơn, vừa công bố kế hoạch bán hơn 2.9 triệu cp NVL...

Chủ tịch TST và người thân thoái sạch vốn, cổ đông mới "thâu tóm" giữa vòng xoáy khó khăn

Trong 1 ngày, Chủ tịch Lâm Vũ Hoàng Tùng cùng 2 người thân đã bán sạch cổ phiếu TST, trong khi một tổ chức mới xuất hiện và nhanh chóng gia tăng sở hữu lên gần 15%...

Vinacomin muốn thoái sạch vốn công ty liên kết, khởi điểm gấp 2.4 lần thị giá

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thông báo chuyển nhượng toàn bộ 35.37% vốn nắm giữ tại CTCP Cơ điện Uông Bí - Vinacomin (UPCoM: UEM)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98