Góc nhìn tuần 17-21/02: Rung lắc trên đà hồi phục?

16/02/2025 21:21
16-02-2025 21:21:00+07:00

Góc nhìn tuần 17-21/02: Rung lắc trên đà hồi phục?

Sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp cuối tuần qua, các công ty chứng khoán (CTCK) dành sự lạc quan nhất định đối với chỉ số VN-Index trong tuần tới nhưng cũng cảnh báo việc rung lắc, giằng co là điều không thể tránh khỏi.

Thử thách tiếp theo ở 1,290 - 1,300

CTCK VPBank (VPBankS): Về kỹ thuật, mức tăng mạnh của chỉ số được hỗ trợ bởi thanh khoản cải thiện là tín hiệu tích cực cho thấy đà tăng sẽ được mở rộng, tuy nhiên chỉ số VN-Index có thể gặp thử thách ở ngưỡng 1,290 – 1,300 điểm trong tuần tới. Trong kịch bản thị trường tiếp tục thu hút được dòng tiền mới tham gia thì mục tiêu ngắn hạn ở 1,300 điểm hoàn toàn có thể chinh phục được.

Giằng co vẫn hiện hữu

CTCK Vietcombank (VCBS): Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung bật tăng từ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1,270 sau diễn biến kiểm tra động lực ở vùng này trong các phiên gần đây. Chỉ báo RSI và MACD tiếp tục hướng lên và chưa có tín hiệu tạo đỉnh rõ ràng nên nhìn chung thị trường chưa có dấu hiệu gì tiêu cực. Tuy nhiên dây là lần thứ 4 VN-Index tiếp cận lại vùng đỉnh 1,280 nên rủi ro rung lắc giằng co vẫn hiện hữu trong tuần tới.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc chốt lời từng phần đối với những mã đang có áp lực bán tại vùng đỉnh và điều chỉnh giảm, bên cạnh đó, duy trì tỉ trọng đối với cổ phiếu vẫn trong xu hướng đi lên tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng và vượt kháng cự thuyết phục. Dòng tiền vẫn đang có tín hiệu tìm đến nhóm ngành/cổ phiếu chưa ghi nhận đà tăng đáng chú ý và có tín hiệu tạo nền/đáy đáng tin cậy để giải ngân. Do đó, nhà đầu tư tận dụng nhịp rung lắc để tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những cố phiếu đang có dấu hiệu đi lên từ vùng giá chiết khấu hấp dẫn thuộc một số nhóm ngành như bất động sản, dầu khí.

Rung lắc trên đà hồi phục

CTCK Asean (Aseansc): CTCK đánh giá thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục, tuy nhiên có thể xuất hiện các nhịp rung lắc khi chỉ số đang dao động quanh vùng kháng cự 1,270-1,280 điểm. Do đó nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân từng phần với các cổ phiếu lớn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực, sẵn sàng lượng tiền mặt để thiết lập vị thế chắc chắn khi thanh khoản thị trường đang cạn kiệt và định giá rất hấp dẫn.

Vẫn sẽ rung lắc

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sau khi tạo khoảng trống tăng giá ngay từ đầu phiên, áp lực bán gia tăng cường độ khiến cho VN-Index không thể đóng cửa ở mốc cao nhất. Điểm tích cực là thành quả tăng điểm vẫn được bảo toàn với sắc xanh được trải đều qua các nhóm cổ phiếu và tâm lý của lực cầu cho thấy sự chủ động cao khi nhiều mã cổ phiếu được kéo hết biên độ. Mặc dù tín hiệu rung lắc có thể xuất hiện nhiều hơn tại các vùng cản trên, VN-Index được kỳ vọng có thể sớm lấy lại động lượng tăng điểm với trạng thái hiện tại.

Ưu tiên quan sát

CTCK Tiên Phong (TPS): Do trạng thái đóng của của phiên 14/02 không thuyết phục do đà tăng đã được thu hẹp bớt vào cuối phiên, TPS giữ khuyến nghị thận trọng quan sát phản ứng xác nhận vượt kháng cự của thị trường vào ngày giao dịch kế tiếp. Trong trường hợp thị trường tiếp tục tăng giá trong phiên kế tiếp thì đó là tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng mới của thị trường sau khi đã trải qua quá trình tích lũy động lượng chặt chẽ, ngược lại nếu thị trường chưa phát ra tín hiệu xác nhận, nhà đầu tư nên bình tĩnh quan sát thêm.

Quay lại vùng 1,300?

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS):  Xu hướng ngắn hạn VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1,260 điểm tương ứng giá trung bình 200 phiên hiện nay. VN-Index quay trở lại vùng giá 1,280 điểm - 1,300 điểm, cận trên của kênh giá tích lũy trung hạn 1,200 điểm - 1,300 điểm tích lũy kéo dài từ 2024 đến nay. Ở thời điểm hiện tại, nên chờ xu hướng trung hạn thoát khỏi trạng thái tích lũy kéo dài hiện nay, dựa trên động lực mới của các yếu tố vĩ mô, doanh nghiệp... Phụ thuộc lớn vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản là 2 nhóm có tỷ lệ vốn hóa cao trên thị trường hiện nay.

Trong nhịp tích lũy

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index đang có kháng cự ở vùng 1,280 điểm, tuy nhiên những nỗ lực của bên mua đang tạo ra những phiên tăng giá luân phiên với những phiên điều chỉnh, có thể kỳ vọng về nhịp tích lũy trước khi hình thành xu hướng mới. Nhà đầu tư năm tiếp tục nắm giữ danh mục đầu tư trung dài hạn với nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, ngân hàng, hóa chất và nhóm cổ phiếu đầu tư công.

Quan sát thêm

CTCK Thiên Việt (TVS): Trên đồ thị ngày, VN-Index hình thành Gap-up từ đầu ngày tuy nhiên lực bán gia tăng quanh kháng cự 1,280 khiến chỉ số thu hẹp đà tăng. Trong phiên tới, VN-Index có thể sẽ tiếp tục thử thách khu vực 1,280, nếu không thành công, chỉ số sẽ quay trở lại với vùng Gap-up vừa hình thành (1,270-1,275). TVS duy trì chiến lược quan sát và chờ điểm mua mới trong ngắn hạn. Các nhóm cổ phiếu quan sát vẫn là các đại diện đang duy trì xu hướng tăng giá ngắn hạn trên đồ thị, chắng hạn như nhóm Ngân hàng, Đầu tư công, v.v

Hạ tỷ trọng nắm giữ

CTCK Phú Hưng (PHS): Nhìn chung, tâm lý hiện thực hóa lợi nhuận gia tăng khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự. Chiến lược hạ một phần vị thế lãi đã được đề cập trước đó, phần còn lại ưu tiên nắm giữ. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho xu hướng được nâng lên là ngưỡng 1,255 điểm.

Giằng co tại vùng giá cao

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên giao dịch tới, VN-Index có thể tiếp tục trải qua giai đoạn giằng co tại vùng giá cao. Xu hướng hiện tại vẫn khó đoán, thị trường cho thấy sự giằng co khá cân sức tại các ngưỡng tâm lý cũ.

Tử Kính

FILI

- 20:19 16/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách tránh bẫy tài chính khi mua nhà cho người trẻ?

Trước những gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ được nhiều ngân hàng tung ra, các chuyên gia đều khuyến cáo hãy cẩn trọng cân đối tài chính cá nhân trước khi quyết...

Góc nhìn 21/03: Tiếp tục giảm?

Yuanta nhận định thị trường có thể vẫn còn đối mặt với nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp (21/03) và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động gần mức 1,320 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế, các mã lớn chủ yếu xoay quanh một số doanh nghiệp quen thuộc và ít có sự xuất hiện của các tập...

Góc nhìn 20/03: Giữ vững tâm lý

Các công ty chứng khoán có quan điểm trái chiều về xu hướng giao dịch. BETA khuyên nhà đầu tư cân nhắc chốt lời, trong khi DAS cho rằng điều chỉnh là cơ hội để giải...

Chiến lược đầu tư trong môi trường lãi suất thấp

Môi trường lãi suất thấp đang tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, một danh mục đầu tư thông minh cần có sự đa dạng, kết hợp giữa tăng trưởng và an toàn...

Góc nhìn 19/03: Hướng tới 1,350?

TVS nhận định sau nhịp rung lắc hiện tại, VN-Index nhiều khả năng sẽ hướng tới vùng mục tiêu tiếp theo quanh ngưỡng 1,350 điểm.

Thấy gì từ thỏa thuận thương mại hơn 90 tỷ USD giữa Việt Nam và Mỹ?

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, câu chuyện thuế quan không còn là những lời đe dọa. Với Việt Nam, dù chưa bị ảnh hưởng trực tiếp...

Góc nhìn 18/03: Nhà đầu tư nên chậm lại và tránh rơi vào trạng thái quá mua

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), thị trường trong phiên giao dịch tiếp theo có thể còn khó khăn. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh hiện tại có thể chỉ mang tính chất tái cân...

Mua GEG, PC1 và NKG?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị tăng tỷ trọng GEG vì tổng sản lượng điện 2025 dự kiến tăng 6%; mua PC1 vì lượng backlog ổn định đảm bảo tăng trưởng trong...

Xuất khẩu và đầu tư công là động lực lớn cho kinh tế, nhưng giá cổ phiếu sẽ tương quan thuận?

Chia sẻ tại hội thảo "Chiến lược đầu tư năm 2025 - Nhóm ngành dẫn dắt và cổ phiếu đáng chú ý" do Chứng khoán Rồng Việt (VDS) tổ chức, các chuyên gia cho rằng hai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98