Hiệp hội Blockchain Việt Nam nói về vụ trộm 1,5 tỉ USD trên sàn ByBit

26/02/2025 15:22
26-02-2025 15:22:00+07:00

Hiệp hội Blockchain Việt Nam nói về vụ trộm 1,5 tỉ USD trên sàn ByBit

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam muốn phát triển các sàn giao dịch tài sản mã hóa trong tương lai thì cần nhanh chóng thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thông tin và quản lý tài sản mã hóa.

Hồi cuối tuần qua, sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới - Bybit đã hứng chịu một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại khoảng 1,5 tỉ USD. Đây là một trong những vụ hack tiền điện tử lớn nhất trong lịch sử ngành blockchain, gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh tài sản số trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Cơ chế bảo mật bị khai thác

Thông tin từ Bybit cho hay, vụ tấn công xảy ra khi sàn này thực hiện chuyển tiền từ ví lạnh (cold wallet) sang ví ấm (warm wallet) nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày. Tin tặc đã khai thác đặc điểm và sơ hở trong quy trình này để chiếm đoạt 401.347 ETH, 90.376 stETH, 15.000 cmETH và 8.000 mETH.

Sàn giao dịch điện tử Bybit bị hack 1,5 tỉ USD.

Nhà điều tra on-chain nổi tiếng ZachXBT nhận định, vụ hack Bybit có nhiều điểm tương đồng với vụ tấn công Phemex trước đây, củng cố giả thuyết về sự tham gia của nhóm hacker Lazarus - tổ chức đã gây ra nhiều vụ đánh cắp tài sản số lên đến hàng tỉ USD.

Trao đổi với PLO, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cho biết, ngay sau sự cố, ông Nguyễn Lê Thành, Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Thông tin của VBA, đồng thời là Nhà sáng lập VeriChains đã có mặt tại Dubai để phối hợp điều tra.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng đã tập hợp các chuyên gia công nghệ, an ninh mạng để phân tích và đánh giá kỹ thuật vụ tấn công.

Theo báo cáo kỹ thuật từ VBA và Công ty cổ phần TrustKeys Finance (thành viên VBA), Khoa An toàn Thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Học viện Kỹ thuật Quân sự và ngành Ứng dụng phần mềm - Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, vụ hack diễn ra theo ba giai đoạn chính.

Đầu tiên, kẻ tấn công đã tạo ra một giao dịch giả mạo với giá trị 0 ETH nhằm đánh lừa hệ thống xác thực. Giao dịch này chứa mã độc trong các tham số, qua đó cho phép tin tặc kiểm soát hợp đồng ví đa chữ ký, khiến nó bị thay đổi logic và không còn an toàn theo thiết kế ban đầu của Safe.global.

Tiếp theo, kẻ tấn công bằng các biện pháp nghiệp vụ, thủ đoạn chưa được xác định rõ, đưa giao dịch này vào danh sách chờ ký của ứng dụng ví đa chữ ký safe.global, và giao dịch này được xác thực bởi những người giữ khóa kiểm soát ví đa chữ ký này.

Điều này khai thác đặc điểm trong hợp đồng thông minh của Safe.global, sử dụng phương thức "delegatecall" (gọi là hàm ủy thác) để thay đổi địa chỉ triển khai logic ví.

Cuối cùng, sau khi đã chiếm quyền điều khiển, tin tặc tiến hành rút toàn bộ tài sản ETH và các token ERC-20 (token chuẩn ERC-20) từ ví lạnh của Bybit.

Theo VBA, để đưa ra các nhận định trên, các chuyên gia cùng đội Taskforce của Hiệp hội đã phân tích các giao dịch on-chain và dịch ngược các smart contract (hợp đồng thông minh) của kẻ tấn công đã thực hiện.

Ngoài sự việc tấn công chính thức vào sàn Bybit, nhóm còn nhận thấy rằng kẻ tấn công đã “thực tập” hay diễn tập trước đó 2 ngày vào các smart contract tương đương ví multisig nhưng do họ kiểm soát.

Cần thiết lập tiêu chuẩn an ninh tài sản mã hóa tại Việt Nam

TS Nguyễn Trung Thành, Chủ nhiệm Ủy ban Web3 của VBA cũng đặt ra nghi vấn về một số điểm kẻ tấn công có thể khai thác như nền tảng API và máy phục vụ giao diện web của sản phẩm ví Multisig mà Bybit sử dụng, hoặc các biện pháp tấn công chuyên sâu vào các máy quản lý ví đa chữ ký của Bybit.

Thông qua sự cố chúng ta rút ra năm bài học quan trọng. Thứ nhất, yếu tố con người là mắt xích dễ bị khai thác nhất, khi kẻ tấn công lợi dụng sự bất cẩn của người ký duyệt giao dịch.

Thứ hai, vụ việc chỉ ra sự thiếu sót trong hạ tầng công nghệ, đặc biệt là các cổng kết nối và giao diện người dùng, khiến lệnh giao dịch độc hại có thể được chấp nhận.

Thứ ba, thiết kế hợp đồng thông minh linh hoạt có thể trở thành điểm yếu nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ tư, có sự khác biệt giữa blockchain và hệ thống tài chính truyền thống, trong khi blockchain minh bạch giao dịch nhưng khó lấy lại tài sản khi bị chiếm đoạt.

“Cuối cùng, vụ tấn công không liên quan trực tiếp đến lỗi thiết kế hợp đồng, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện giao diện người dùng và cơ chế xác thực để giảm thiểu rủi ro trong tương lai”- TS Thành đánh giá.

Tương tự, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch VBA nhấn mạnh, qua vụ việc của Bybit cần nâng cao an toàn thông tin và quản lý tài sản mã hóa. Đồng thời áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc bảo mật cao nhất từ thiết kế kỹ thuật đến vận hành thực tế.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch VBA.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch VBA.

“Cơ chế yêu cầu 3 chữ ký trong smart contract của Bybit dù tiên tiến, nhưng chưa đủ để đối phó với các cuộc tấn công tinh vi. Việc thiết kế và vận hành các nền tảng giao dịch tài sản mã hóa đòi hỏi sự cẩn trọng tuyệt đối, đặc biệt ở khâu bảo mật.

Nếu Việt Nam phát triển các sàn giao dịch tài sản mã hóa trong tương lai, cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn từ giai đoạn thiết kế đến triển khai. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng"- ông Trung chia sẻ.

Chủ tịch VBA cũng kêu gọi Việt Nam cần nhanh chóng thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thông tin và quản lý tài sản mã hóa.

“Khi thị trường tài sản số ngày càng phát triển, việc thiếu khung pháp lý rõ ràng không chỉ khiến nhà đầu tư dễ bị tổn thương mà còn hạn chế tiềm năng của ngành blockchain.

Chỉ khi có luật pháp làm nền tảng, chúng ta mới xây dựng được hệ sinh thái tài sản mã hóa đáng tin cậy, vừa bảo vệ người dùng vừa thúc đẩy đổi mới”, ông Trung nhấn mạnh.

THU HÀ

Pháp luật TPHCM

- 14:20 26/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Người muốn thành công, nhất định phải nhớ 'định luật con quạ'

Định luật con quạ dạy rằng, gặp khó không oán trách, mới là người có tầm. Than vãn là bản năng, giải quyết mới là năng lực.

Gần 700 nghìn người bán hàng đa cấp, khoản 'hoa hồng' nhận được gây bất ngờ

Hiện nay, có gần 700 nghìn người tham gia bán hàng đa cấp. Theo Bộ Công Thương, mức hoa hồng và tiền thưởng bình quân mỗi người tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp...

Có hơn 5.000 người sở hữu tài sản trên 10 triệu USD ở Việt Nam

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực khi có hơn 5.000 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.

Thực hư việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025.

Biến động kinh tế, gửi niềm tin vào vàng, trái phiếu hay USD?

Biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu những ngày gần đây khiến một số nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn.

Lập 'doanh nghiệp ma' thuê người đứng tên giám đốc để gian lận

Theo Cục Hải quan, các đối tượng còn lợi dụng quy định đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp để làm giả giấy tờ, thành lập “doanh nghiệp ma”, thuê người đứng...

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?

Bộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng.

Triệt phá đường dây đánh bạc của Tuấn 'Chợ Gốc' giao dịch trên 2.500 tỷ đồng

Dưới vỏ bọc doanh nhân thành đạt, Tuấn "Chợ Gốc" đã cầm đầu đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc với số tiền giao dịch riêng trong năm 2024 là khoảng trên 2.500...

Giá Pi tụt dốc không phanh, nhiều nhà đầu tư cho rằng Pi Network lừa đảo

Giá đồng tiền ảo Pi của Pi Network đã có lúc rơi xuống 0,68 USD/Pi, mức thấp nhất từ trước đến nay. Với việc giá liên tục giảm trong những ngày qua, nhiều nhà đầu...

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động hàng ngàn tỷ đồng

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã...


Hotline: 0908 16 98 98