Một khoản đầu tư gấp gần 3 lần tổng tài sản của QP Green (HKT)

07/02/2025 11:11
07-02-2025 11:11:56+07:00

Một khoản đầu tư gấp gần 3 lần tổng tài sản của QP Green (HKT)

Đầu năm 2025, tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư và trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án nhà ở trên địa bàn. Trong bối cảnh thị trường nhà ở khu vực TPHCM khan hiếm, Bình Dương nổi lên như một địa phương giải tỏa cơn khát nhà ở của đông đảo người dân lẫn nhà đầu tư, đặc biệt là sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp có xuất phát điểm từ các ngành sản xuất.

Trong số 15 dự án, khu nhà ở Quang Phúc 4 của CTCP QP Township có tổng vốn đầu tư lớn nhất: 3,800 tỷ đồng.

CTCP QP Township là doanh nghiệp có mối liên hệ ít nhiều đến CTCP Đầu tư QP Xanh, đang niêm yết trên sàn Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã HKT.

Theo tìm hiểu, QP Township thành lập năm 2019 với tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản Bắc Tân Uyên; trụ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vốn điều lệ 100 tỷ đồng; cổ đông sáng lập gồm ông Vũ Đình Tính góp 50%, ông Lê Quang Tùng góp 49%, ông Phan Trường Lộc (giữ chức Tổng Giám đốc) 1%.

Tháng 5/2023, ông Trịnh Tiến Tình (sinh năm 1994) thay thế vị trí Tổng Giám đốc của ông Lộc. Tháng 10 cùng năm, doanh nghiệp đổi thành tên gọi như hiện nay. Vào giữa tháng 11/2024, Công ty nâng vốn lên 820 tỷ đồng.

Ông Tình còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nhà Quang Phúc. Doanh nghiệp có vốn 200 tỷ đồng, do CTCP Bất động sản Quang Phúc nắm 95% và ông Tình nắm 5% khi mới thành lập vào năm 2020.

Tháng 10/2021, Nhà Quang Phúc nâng vốn lên 550 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông thay đổi, gồm: CTCP Bất động sản Quang Phúc nắm 51%, ông Lê Quang Phúc 20%, ông Lê Quang Bảy 17%, bà Hà Thị Hồng Minh 10%, ông Tình 2%.

Qua nhiều lần xáo trộn cổ đông, đến nay, cổ đông lớn nhất của Nhà Quang Phúc là CTCP Đầu tư Công nghiệp Quang Phúc nắm 92.59%, còn lại bà Minh 7.04%, ông Tình 0.37%.

Hồi tháng 12/2024, HKT công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án đầu tư, mua lại cổ phần của Công nghiệp Quang Phúc sở hữu tại Nhà Quang Phúc. Giá trị chuyển nhượng 250 tỷ đồng, trong đó HKT đặt cọc 60 tỷ đồng ngay trong tháng 12/2024, thực hiện hợp đồng đến ngày 31/3/2025.

CTCP Bất động sản Quang Phúc (hiện đã đổi tên thành CTCP QP Land), ra đời năm 2019 với số vốn 45 tỷ đồng; do 3 anh em sáng lập, gồm: Ông Lê Quang Phúc góp 80%, ông Lê Quang Sáu 10% và ông Lê Quang Bảy 10%.

Khoản đầu tư gấp gần 3 lần tổng tài sản HKT

250 tỷ đồng là con số không hề nhỏ đối với HKT thời điểm hiện tại - gấp đến gần 3 lần tổng tài sản doanh nghiệp tính tới cuối năm 2024, trong khi lợi nhuận lũy kế chưa đầy 9 tỷ đồng.

HĐQT lý giải việc đầu tư vào Nhà Quang Phúc là để nắm bắt cơ hội mới trong kinh doanh và gia tăng lợi ích cho cổ đông. Theo HĐQT HKT, Nhà Quang Phúc đang là chủ đầu tư của dự án khu nhà ở Quang Phúc 3 tại xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Dự án có diện tích 137,821m2 với 568 căn nhà ở liền kề; dự kiến tổng mức đầu tư 1,138 tỷ đồng. Đến hiện tại, các thành viên góp vốn đã góp đủ 270 tỷ đồng vào Nhà Quang Phúc. Số tiền này được dùng để chi trả chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm hạ tầng và chi phí khác cho việc thực hiện dự án.

Để có tiền đầu tư vào Nhà Quang Phúc, HĐQT HKT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 10/2024 nhằm thông qua một loạt vấn đề từ tăng vốn đến thay tên đổi họ doanh nghiệp lẫn cấu trúc thượng tầng.

Được đại hội thông qua, HKT triển khai kế hoạch phát hành hơn 6.1 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp (cao hơn thị giá hiện tại) để tăng vốn lên gấp đôi - gần 123 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2024 hoặc quý 1/2025. Số tiền thu về hơn 61 tỷ đồng, công ty dùng toàn bộ để mua cổ phần của Công nghiệp Quang Phúc tại Nhà Quang Phúc. Trường hợp chào bán bất thành, tiền thu về không đủ theo dự kiến, HĐQT sẽ chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung khác để đảm bảo huy động đủ vốn phục vụ kế hoạch.

Diễn biến cổ phiếu HKT 1 năm gần đây

Bên cạnh đó, HKT đổi tên từ CTCP Đầu tư Ego Việt Nam thành CTCP Đầu tư QP Xanh (viết tắt là QP Green) như hiện nay; đồng thời đổi địa chỉ trụ sở từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đến quận 1, TPHCM. Công ty cũng bổ sung thêm 2 ngành nghề là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê và ngành cho thuê xe có động cơ.

Trong cấu trúc thượng tầng, sau đại hội bất thường, 3 Thành viên HĐQT và 3 Thành viên BKS bị miễn nhiệm do có đơn từ nhiệm. Theo đó, thông qua thư đề cử của nhóm cổ đông nắm sở hữu gần 52.2%, HĐQT mới gồm có ông Phạm Tự Trọng (sinh năm 1984, là Tổng Giám đốc tại QP Land từ năm 2023) giữ chức Chủ tịch; ông Nguyễn Hồng Anh Khá (sinh năm 1988, là Giám đốc Nhân sự tại Công ty TNHH Gotec Việt Nam từ năm 2017-2021, Giám đốc nhân sự QP Land từ năm 2022), bà Nguyễn Thị Thùy Ngân (sinh năm 1997, Kế toán tại QP Land từ năm 2022) làm Thành viên HĐQT; còn ông Trần Hoàng Khang (sinh năm 1993, là Trưởng phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Chứng khoán Vietcap) làm Thành viên HĐQT độc lập.

HKT nhiều lần thay tên

HKT tiền thân là Công ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí và Xây Dựng, thành lập năm 2007, chuyên ngành chế tạo và kinh doanh về cơ khí. Năm 2009, Công ty xác định tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất và chế biến chè nên đã đầu tư xây nhà máy chế biến chè, nông sản. Đến năm 2011, doanh nghiệp cổ phần hóa và có tên giao dịch là CTCP Chè Hiệp Khánh. Cuối năm 2016, Công ty chính thức niêm yết trên HNX. Năm 2019, doanh nghiệp đổi tên thành CTCP Đầu tư EGO Việt Nam với ngành nghề chuyển hướng sang kinh doanh du lịch cùng các đối tác tại tỉnh Hòa Bình. Và lần đổi tên mới nhất chính là sự chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nói trên.

Tổng tài sản, nợ phải trả của HKT từ khi niêm yết tới nay
Doanh thu, lợi nhuận ròng của HKT từ khi niêm yết tới nay

2 dự án chung 1 chủ?

Dự án khu nhà ở Quang Phúc 3 của Nhà Quang Phúc và dự án khu nhà ở Quang Phúc 4 của QP Township nằm trong tổng thể dự án của QP Group.

Phối ảnh dự kiến của dự án Quang Phúc 3 (trái) và Quang Phúc 4

Vị trí thực hiện dự án khu nhà ở Quang Phúc 3. Nguồn: Quy hoạch chi tiết 1/500

Trên website của QP Group giới thiệu Công ty được xây dựng trên mô hình tập đoàn đa ngành, hệ sinh thái gồm các công ty thành viên: CTCP QP Land, CTCP Đầu tư Xây dựng QP (QP Cons), CTCP QP Service, CTCP Đầu tư Công nghiệp Quang Phúc (QP IDC).

Xuất thân của QP Group là Công ty TNHH MTV Quang Phúc, do ông Lê Quang Phúc sáng lập vào năm 2008 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, phân phối gỗ thương mại (cao su, tràm, xà cừ, thông...) trong và ngoài nước. Đến nay, Công ty xác định 4 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản, xây dựng, thương mại - dịch vụ, đầu tư khu công nghiệp.

Hiện Công ty TNHH MTV Quang Phúc đã đổi tên thành CTCP Đầu tư Công nghiệp Quang Phúc, vốn điều lệ nâng lên 450 tỷ đồng; ông Phúc làm Chủ tịch HĐQT, bà Vũ Ngọc Hương Lan làm Tổng Giám đốc.

Tiến Vũ

FILI

- 10:09 07/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên: “Chúng tôi không chọn cách cầm cự, chúng tôi chọn hành động”

Chiều 25/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 theo hình thức trực tuyến. Dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm...

Chủ tịch Trần Bá Dương (HNG): Năm 2025 sẽ xử lý dứt điểm các tài sản “có xác, không hồn” 

Sáng ngày 25/04, CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, UPCoM: HNG) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Công ty dự kiến lỗ trước thuế 854 tỷ đồng năm 2025...

Chủ tịch Nguyễn Anh Tuấn: PSI có tiềm lực rất tốt nhưng bị bó buộc bởi chiếc áo quá chật

Chiều 25/04, CTCP Chứng khoán Dầu khí (HNX: PSI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Hà Nội, dự kiến thông qua các nội dung trọng yếu như kế hoạch kinh doanh và định...

ThuDuc House thoát lỗ quý 1 nhờ hoạt động khác

Kết quả quý 1/2025 cho thấy CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuDuc House, HOSE: TDH) vẫn chưa thể cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, khoản lợi...

SeABank tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế...

ĐHĐCĐ PLX: Tinh gọn bộ máy cho chiến lược dài hạn, giá dầu thế giới có thể biến động giảm

ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: PLX) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế gần 4 ngàn tỷ đồng, đi ngang so với năm...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Hướng đến kỷ lục lợi nhuận 4 năm liên tiếp, SK chưa thoái vốn

HĐQT CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) tiếp tục đặt mục tiêu phá kỷ lục kinh doanh tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức vào sáng ngày 25/04.

Chủ tịch Lê Viết Hải kỳ vọng HBC khôi phục vị thế trong 3 năm tới

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức chiều ngày 24/04, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: HBC) chia sẻ về kết quả Công ty đạt...

ĐHĐCĐ APG: Có đối tác chiến lược đồng hành, tự tin lợi nhuận 120 tỷ đồng

ĐHĐCĐ CTCP Chứng khoán APG đã thông qua việc huy động vốn 3,200 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, trọng điểm cho mảng cho vay margin. Công ty vẫn...

Chủ tịch Đoàn Hồng Việt: Digiworld càng lớn mạnh khi thị trường hỗn loạn, gia nhập ngành xe ô tô

Người đứng đầu hãng phân phối với doanh thu 22 ngàn tỷ đồng không quá lạc quan về sức cầu ngắn hạn của nền kinh tế, nhưng không bi quan. Ông cho rằng mô hình hoạt...


Hotline: 0908 16 98 98