Sau bốn năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản

13/02/2025 07:01
13-02-2025 07:01:35+07:00

Sau bốn năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản

Việc Trung Quốc can thiệp để giải cứu tập đoàn Vanke, một trong những ông lớn bất động sản cuối cùng còn trụ lại, là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng nguy cấp của thị trường.

Tòa nhà chung cư ở Hong Kong, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn đầy biến động và khó khăn, khi cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều năm tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Việc Trung Quốc can thiệp để giải cứu tập đoàn Vanke, một trong những ông lớn bất động sản cuối cùng còn trụ lại, là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng nguy cấp của thị trường.

Dù động thái này giúp trấn an thị trường trong ngắn hạn, nhưng nó cũng đồng thời phơi bày một thực tế đáng lo ngại: cuộc khủng hoảng bất động sản, vốn đã kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra khối nợ xấu lớn nhất thế giới gần 160 tỷ USD, đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Những dấu hiệu bất ổn đang xuất hiện ở khắp mọi nơi. Làn sóng phục hồi ngắn ngủi của doanh số bán nhà sau gói kích thích hồi tháng 9/2024 của Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng lụi tàn.

Theo dữ liệu sơ bộ từ China Real Estate Information Corp, doanh số bán nhà giảm 3,2% trong tháng Một, sau khi hầu như không thay đổi trong tháng trước đó.

Doanh số bán hàng của Vanke trong quý 4/2024 đã tăng 20% so với ba tháng trước đó, nhưng ước tính của Bloomberg Intelligence cho thấy con số đó là không đủ để giúp nhà phát triển này đạt được mục tiêu giảm nợ 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 13,7 tỷ USD).

Doanh số bán hàng thấp khiến các ngân hàng dè dặt trong việc cấp vốn cho lĩnh vực bất động sản.

Theo nguồn tin thân cận, các ngân hàng Trung Quốc hầu như đã ngừng cho vay đối với các dự án bất động sản bên ngoài các thành phố lớn như Thượng Hải.

Dữ liệu chính thức cho thấy số vốn vay mà các ngân hàng cấp cho các công ty xây dựng Trung Quốc đã giảm 6,1% trong năm ngoái, đánh dấu năm thứ tư giảm liên tiếp.

Các chủ nợ quốc tế cũng đang mất dần kiên nhẫn, khi nhiều thỏa thuận tái cấu trúc nợ đang bị phá vỡ, và rất nhiều nhà phát triển bất động sản đang phải đối mặt với nguy cơ bị thanh lý, trong đó có cả những tên tuổi lừng lẫy một thời như Country Garden Holdings Co.

Cơn đau này cũng đang lan sang Hong Kong (Trung Quốc). Hoạt động tiêu dùng giảm mạnh và các công ty Trung Quốc đổ xô bán các tòa tháp văn phòng ở Hong Kong, khiến giá trung bình của các tòa nhà thương mại, trung tâm mua sắm và các bất động sản khác đã giảm hơn 40% so với mức cao nhất vào năm 2018.

Trong bối cảnh đó, New World Development, một tập đoàn bất động sản lớn do một trong những gia tộc giàu nhất ở Hong Kong kiểm soát, đang phải chạy đua bán tài sản và thế chấp một số bất động sản quan trọng do thua lỗ chồng chất.

Phản ánh những lo ngại về lĩnh vực bất động sản, nhiều trái phiếu bằng USD của các công ty phát triển bất động sản đang giảm mạnh.

Công trình xây dựng tòa nhà cao tầng ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co. dự đoán rằng lĩnh vực này sẽ là nguồn gây vỡ nợ lớn nhất ở châu Á trong năm 2025.

Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc, nếu tiếp tục diễn biến xấu đi, sẽ cản trở mục tiêu phục hồi hoạt động tiêu dùng trong nước của chính phủ.

Điều đó sẽ khiến Trung Quốc có nguy cơ không đạt được các kế hoạch tăng trưởng, vào thời điểm mà thuế quan của Mỹ đang đe dọa làm tổn hại đến xuất khẩu của nước này.

Trong cuộc khảo sát mới đây của Bloomberg, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm nay.

Trước tình hình đó, giới chuyên gia và đầu tư đã kêu gọi một gói hỗ trợ toàn diện hơn.

Ông Sheldon Chan, một chuyên gia quản lý danh mục đầu tư tín dụng châu Á tại T. Rowe Price Group Inc., cho rằng các biện pháp nới lỏng đối với riêng lĩnh vực bất động sản khó có thể tạo ra lực đẩy. Thay vào đó, một gói kích thích mang tính phối hợp sâu rộng sẽ hiệu quả nhất để kích thích niềm tin và tiêu dùng.

Khánh Ly

Vietnamplus

- 19:20 12/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

WTO: Triển vọng thương mại toàn cầu “xấu đi đáng kể" vì bão thuế quan của Trump

Trong một báo cáo đáng chú ý được công bố vào hôm thứ Tư, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ về tình hình thương mại toàn cầu đang...

Trump sẽ tham gia đàm phán thuế quan với Nhật Bản trong hôm nay

Trong một động thái đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trực tiếp tham gia cuộc đàm phán với Nhật Bản trong hôm nay (16/04), tập trung vào ba trụ cột chính:...

Singapore quan ngại về triển vọng kinh tế do tác động từ thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Singapore nhận định nền kinh tế toàn cầu đang tái thiết, song không phải là một hệ thống tích hợp mà là các hệ sinh thái ngày càng phân nhánh tập trung...

Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ thể hiện sự tôn trọng và chỉ định người đại diện đàm phán

Bắc Kinh muốn chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện một số bước đi trước khi đồng ý đàm phán thương mại, bao gồm việc thể hiện sự tôn trọng hơn bằng cách...

Hồng Kông tạm dừng dịch vụ chuyển phát bưu kiện sang Mỹ

Trong một diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Cơ quan Bưu chính Hồng Kông (Hongkong Post) vừa quyết định ngừng vận chuyển hàng hóa sang Mỹ, chỉ...

Nhà Trắng: Hàng Trung Quốc đối mặt với thuế quan lên tới 245%

Mỹ thông báo rằng hàng hóa Trung Quốc hiện đang đối mặt với thuế quan lên tới 245% do các biện pháp trả đũa của nước này, theo một tuyên bố từ Nhà Trắng vào cuối...

Tổng thống Donald Trump khẳng định giá cả hàng hóa trong nước đang giảm

Trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social, Tổng thống Trump cũng tuyên bố lạm phát ở Mỹ đang giảm. Tuy nhiên, ông không nêu dữ liệu cụ thể.

EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Khối 27 quốc gia này hôm 14/4 đã công bố danh sách dài các sản phẩm của Mỹ, phần lớn sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 25% nếu hai bên không đạt được thỏa thuận.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý đầu năm 2025

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong quý 1 năm 2025 tăng 4,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,5% so với cùng kỳ năm...

Sau chip và dược phẩm, Trump khởi động điều tra về khoáng sản nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump đã chính thức khởi động cuộc điều tra về các khoáng sản trọng yếu, là động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98