Thủ tướng mời Huawei, BYD, COMAC... chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất

28/02/2025 21:43
28-02-2025 21:43:22+07:00

Thủ tướng mời Huawei, BYD, COMAC... chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất

Chiều 28/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Tại đây, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh, góp phần cùng Việt Nam phát triển kinh tế bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Ảnh: VGP

Các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia thuộc các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và ngân hàng, bao gồm Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Trung Quốc, Thái Bình Dương, COMAC, Power China, Hoa Điện, Chery, BYD, Geely, Thiên Năng, Sailun, TCL, Goertek, Huawei, ZTE, Bank of China, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và ICBC.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Theo Thủ tướng, kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy phải tăng trưởng liên tục 2 con số trong hàng chục năm. Thủ tướng nêu rõ, đây là mục tiêu rất lớn, rất thách thức, nhưng không thể không làm để đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra. Việt Nam cần phát huy tự lực, tự cường là chính, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của bạn bè, đối tác quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thủ tướng đánh giá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển rất tốt đẹp trên nền tảng hiểu biết lẫn nhau, chân thành, tin cậy, cùng nhau phát triển kinh tế. Quan hệ tốt đẹp này phải trở thành các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể để mang lại kết quả, hiệu quả cân đong đo đếm được về vật chất và tài chính.

Với các doanh nghiệp Trung Quốc, Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc với điều kiện, năng lực và tiềm lực của mình sẽ tích cực góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách, định hướng lớn nói trên của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Ảnh: VGP

Thủ tướng nêu 13 mong muốn, đề nghị với các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo đó, các doanh nghiệp lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh, góp phần cùng Việt Nam phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nhanh nhưng bền vững, cùng với đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thì tích cực làm an sinh xã hội.

Cùng với đó, kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; hai bên cùng lắng nghe ý kiến của nhau, cùng chia sẻ tầm nhìn, hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển, nhất là sẻ chia trong những lúc khó khăn.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường đầu tư vào các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và các động lực tăng trưởng mới, các ngành mới nổi như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, quang điện tử, internet vạn vật, công nghiệp y sinh học, các dịch vụ cao cấp, công nghệ cao, nhất là các dịch vụ thanh toán, phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

Cùng với đó, đầu tư năng lượng sạch, nhất là năng lượng tái tạo, đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt, sân bay, bến cảng, đường bộ cao tốc; đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế; hợp tác thúc đẩy thanh toán số, thanh toán QR, thanh toán bản tệ; đầu tư phát triển các trung tâm tài chính; tích cực phát triển tài chính xanh; thúc đẩy thương mại song phương, phát triển các khu kinh tế biên giới, xây dựng cửa khẩu thông minh.

Thủ tướng cũng mong các doanh nghiệp Trung Quốc góp ý, chia sẻ xây dựng và hoàn thiện thể chế; hỗ trợ về khoa học quản lý, nâng cao năng lực quản trị thông minh.

Về các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, Thủ tướng giao các bộ ngành, nghiên cứu, trả lời trong vòng chậm nhất là 1 tuần với tinh thần có đầu ra, giải quyết được vấn đề, "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả".

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt kết nối giữa hai nước (các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) trở thành những công trình mang tính biểu tượng trong quan hệ 2 nước.

Tùng Phong

FILI

- 20:41 28/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. Có thể thấy, với nhu cầu đầu tư...

Đề nghị xử lý trách nhiệm bộ trưởng, thứ trưởng liên quan sai phạm tại Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định...

Dự kiến thí điểm sàn giao dịch carbon từ 2025, đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian

Dự thảo Nghị định về sàn giao dịch carbon trong nước của Bộ Tài Chính đăng tải ngày 25/03/2025 đã đưa ra các quy định giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát...

Trà Vinh sắp gọi đầu tư 5 nhà máy điện gió tổng vốn hơn 13.8 ngàn tỷ

5 dự án nhà máy điện gió tỉnh Trà Vinh lên kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư có tổng công suất 272MW, vốn đầu tư hơn 13.8 ngàn tỷ đồng

Xem xét đề nghị quản lý nhập khẩu máy đào bitcoin

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Tài chính sớm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng...

Đề nghị quy hoạch các trung tâm công nghiệp năng lượng, điện gió

Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng, trung tâm điện gió tại các địa phương. Đặc biệt, Bộ Công...

Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước

Từ ngày 1/4, ngành Thống kê bắt đầu tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước; đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc...

Giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8.98% kế hoạch

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78,712 tỷ đồng, đạt 8.98% kế hoạch, đạt 9.53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai...

Không để xảy ra tình trạng còn vật liệu tại mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác

Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đồng Nai chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn của các chủ đầu tư, nhà thầu, không để xảy ra tình trạng còn...


Hotline: 0908 16 98 98