Tìm doanh nghiệp tốt để đưa lên sàn

26/02/2025 13:02
26-02-2025 13:02:00+07:00

Tìm doanh nghiệp tốt để đưa lên sàn

Trong bài phát biểu giao nhiệm vụ tại Lễ Đánh cồng Khai trương Giao dịch Chứng khoán năm Ất Tỵ 2025 tại HOSE, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã phát đi thông điệp mới về nỗ lực tăng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.

Theo Thứ trưởng, các cơ quan quản lý sẽ chủ động tìm kiếm doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thay vì chờ đợi doanh nghiệp tự xin niêm yết.

Theo đó, cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp có chất lượng cao, quy mô lớn và có ảnh hưởng đến thị trường tham gia niêm yết. Để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp niêm yết và huy động vốn trên thị trường, cơ quan quản lý sẽ thực hiện thủ tục nhanh chóng, rõ ràng và đúng quy định pháp luật.

Bước chuyển từ chờ doanh nghiệp niêm yết sang chủ động tìm kiếm, đưa doanh nghiệp lên sàn cho thấy sự thay đổi trong quan điểm tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Bước đi mới này chính là để giải quyết một vấn đề quan trọng của thị trường trước vận hội mới. Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thiếu hàng hóa mới.

Giai đoạn 5 năm trở lại đây, số doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE đi ngang quanh con số 400 đơn vị. Ở HNX, số doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm, một phần vì doanh nghiệp dần chuyển sang niêm yết ở HOSE.

Số doanh nghiệp niêm yết tại sàn HOSEHNX
* Số liệu cuối mỗi năm - Nguồn: HOSE, HNX

Năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trước ngưỡng cửa nâng hạng. Dự báo dòng tiền lớn từ các quỹ đầu tư chủ động và thụ động sẽ chảy vào Việt Nam. Thị trường Việt Nam đang có nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ đối mặt nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là tình trạng thiếu hàng hóa để nhà đầu tư lựa chọn. Với bộ tiêu chí của các quỹ, không còn nhiều cổ phiếu trên thị trường Việt Nam được rót tiền. Chưa kể những cổ phiếu tốt hiện tại lại đang ở trạng thái kín room ngoại.

Nâng hạng là để thị trường có cơ hội đón dòng vốn ngoại. Nhưng sau khi lên hạng, dòng tiền làm sao chảy vào thị trường nếu nhà đầu tư ngoại không có hàng hóa tốt, vừa ý để mua?

Bản chất chính của việc phân loại thị trường nằm ở trải nghiệm của nhà đầu tư quốc tế. Họ có thể dễ dàng tiếp cận thị trường hay không? Dòng vốn có thể tự do lưu chuyển và được đảm bảo an toàn không? Do vậy, sau khi nâng hạng, nếu nội tại không thể đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư ngoại, ta vẫn có thể "rớt hạng”.

Cải thiện chất lượng hàng hóa là một trong những bài toán quan trọng để giữ cho Việt Nam trụ hạng thành công và tiếp tục được thăng hạng. Có lẽ, với tầm nhìn chiến lược, cơ quan quản lý ngành tài chính đã quán triệt chiến lược mới trong khâu thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn nhằm giúp thị trường đi lên sau khi được nâng hạng.

Khởi thủy, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vận hành chỉ với 2 mã cổ phiếu là SAMREE. Số doanh nghiệp lên sàn bùng nổ trong giai đoạn 2006-2007.

Nhìn lại giai đoạn đó, Luật Chứng khoán đầu tiên được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch hơn cho thị trường. Quy định về niêm yết trên sàn được đơn giản hóa, khuyến khích doanh nghiệp lên sàn để tăng tính minh bạch và tiếp cận nguồn vốn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006-2007 bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng, giá cổ phiếu tăng mạnh và thanh khoản cao, thu hút nhiều doanh nghiệp muốn niêm yết để huy động vốn nhanh chóng và tối đa hóa giá trị cổ phiếu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng muốn tăng khả năng tiếp cận vốn quốc tế, đón đầu việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, năm 2007).

Song hành là chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng tạo tiền đề cho làn sóng gia tăng hàng hóa của thị trường chứng khoán.

Mặc dù sau đó thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng công ty niêm yết vẫn tăng đều đặn hàng năm cho tới khi chững lại vài năm gần đây.

Bên cạnh việc thị trường có nhiều biến động trong giai đoạn 2022-2023 và trầm lắng cuối năm 2024, yếu tố khiến cho các doanh nghiệp gần đây không mặn mà niêm yết là lợi ích khi lên sàn.

Một trong những mục tiêu chính khi niêm yết của doanh nghiệp là huy động vốn. Thực tế, việc huy động trên thị trường chứng khoán đã khó hơn nhiều so với giai đoạn trước. Doanh nghiệp muốn huy động phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký, quy trình tương đối chặt chẽ. Doanh nghiệp phải minh bạch, có quá trình chứng minh năng lực quản trị tốt mới được huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Việc phát hành trái phiếu quá dễ so với thị trường chứng khoán, khiến doanh nghiệp ưu tiên huy động vốn qua trái phiếu hơn niêm yết. Điều này phần nào đã làm giảm nhu cầu niêm yết của doanh nghiệp.

Niêm yết trên sàn đồng nghĩa phải chơi ở một sân chơi lớn với nhiều quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, doanh nghiệp niêm yết không thực sự hưởng ưu đãi nào.

Năm 2004, nhằm khuyến khích doanh nghiệp lên sàn, Bộ Tài chính đã ban hành quy định cho tổ chức niêm yết lần đầu được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm, kể từ khi chính thức niêm yết.

Tới năm 2006, Bộ Tài chính đã bãi bỏ ưu đãi thuế với doanh nghiệp niêm yết đăng ký giao dịch lần đầu từ tháng 1/2007. Thay đổi này phần nào là nguyên nhân (ngoài các nguyên nhân kể trên) dẫn tới số lượng niêm yết năm 2006 tăng vọt. Điều này cho thấy, những chính sách hỗ trợ như trên có tác dụng khích lệ lớn để doanh nghiệp vận động và niêm yết lên sàn.

Có thể thấy, ngoài việc định hướng, dẫn dắt và tạo điều kiện để doanh nghiệp lên sàn. Những chính sách ưu đãi có thể là phương án khả dĩ để tăng sức hấp dẫn của sàn niêm yết với doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tự giác lên sàn mà không cần đợi chỉ mặt, gọi tên.

Chí Kiên

FILI

- 12:00 26/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

CDC Construction chào sàn HOSE với phiên tăng kịch trần

Bất chấp phiên giao dịch với sắc đỏ chiếm ưu thế, mã cổ phiếu CCC của CTCP Xây dựng CDC (CDC Construction) vẫn ngược chiều thị trường với mức tăng kịch trần. Hôm...

VE8 muốn được tiếp tục niêm yết trên sàn HNX

Phản ứng sau thông tin có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu của CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (HNX: VE8) nằm sàn 4 phiên liên tiếp (11-16/04).

Một doanh nghiệp xây dựng hạ tầng chuẩn bị chào sàn UPCoM ngày 22/04

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 10 triệu cp của CTCP Đầu tư Hạ tầng Đông Sơn sẽ bắt đầu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 22/04 với...

Cổ phiếu VE8 đứng trước bờ vực hủy niêm yết

Chìm trong thua lỗ nhiều năm khiến lỗ lũy kế vượt vốn góp của chủ sở hữu là nguyên nhân dẫn đến kết cuộc cổ phiếu của CTCP Xây dựng điện Điện VNECO 8 (HNX: VE8)...

AGM bị hủy niêm yết vì lỗ nặng, cổ phiếu "bay hơi" gần như toàn bộ sau 3 năm

Từ đỉnh 62,000 đồng/cp xuống còn hơn 2,000 đồng/cp, cổ phiếu AGM rời sàn HOSE trong tình trạng vốn chủ sở hữu âm, kiểm toán còn báo động về khả năng hoạt động liên...

Nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng đón sóng thị trường năm 2025

Sau một thời gian trầm lắng, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu và niêm yết trên sàn, hứa hẹn một năm sôi động của thị trường chứng khoán...

DTC rời sàn HNX sau 3 năm, trở lại UPCoM với giá 4,600 đồng/cp

Sau 3 năm thua lỗ liên tiếp, cổ phiếu DTC của CTCP Viglacera Đông Triều chính thức bị hủy niêm yết trên HNX và quay trở lại giao dịch trên UPCoM từ ngày 04/04.

Một cổ phiếu xây dựng chuẩn bị niêm yết HOSE

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã chấp thuận cho 40.25 triệu cp của CTCP Xây dựng CDC (UPCoM: CCC) được niêm yết lên sàn HOSE.

Nhà phân phối máy ảnh Canon khép lại hành trình công ty đại chúng

Ngày 12/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách đại chúng của CTCP Lê Bảo Minh. Theo đó, Lê Bảo Minh không còn là công ty đại chúng kể từ ngày...

HOSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 1.8 tỷ cp của Vinpearl

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết gần 1.8 tỷ cp của CTCP Vinpearl vào ngày 03/03/2025.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98