Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng - nền tảng tăng trưởng dài hạn cho kinh tế Việt Nam

13/03/2025 14:45
13-03-2025 14:45:00+07:00

Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng - nền tảng tăng trưởng dài hạn cho kinh tế Việt Nam

Tại "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025: Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%" được tổ chức sáng ngày 13/03/2025, các chuyên gia đưa ra nhiều nhận định, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 470 tỷ USD, xếp thứ 33 trên thế giới và đứng thứ 67 trong tổng số 141 quốc gia về chỉ số cạnh tranh toàn cầu theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Trong các chỉ số phát triển hạ tầng tại Việt Nam tương đối tốt, thì các chỉ số về giao thông và năng lượng vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặc dù chỉ số phát triển hạ tầng trong lĩnh vực logistics có xu hướng cải thiện, nhưng tốc độ vẫn chưa được như kỳ vọng. Khi so sánh với các quốc gia cạnh tranh, hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ để cải thiện vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những điểm nghẽn lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện tốt hơn so với nhiều nước có thu nhập trung bình nhưng để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong khu vực, cần tăng cường hơn nữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Việt Nam đã xác định một số định hướng chiến lược quan trọng về hạ tầng, thể chế và các đột phá chiến lược. Tuy nhiên, tổng giá trị đầu tư công vào hạ tầng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đạt khoảng 70-80% ngân sách.

Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn đầu tư) cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Hiệu quả của đầu tư công hiện nay còn nhiều dư địa để cải thiện. Không nhất thiết phải tăng thêm vốn mà chỉ cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng đã có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể trong tăng trưởng GDP.

Việc phân cấp đầu tư công về cho các địa phương là bước đi cần thiết nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần cải thiện tính minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư công, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện của các địa phương.

Bên cạnh những thách thức, khoảng cách lớn về hạ tầng và nhu cầu phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Quốc hội đã phê duyệt tăng ngân sách đầu tư công từ 27 tỷ USD trong năm 2024 lên 36 tỷ USD trong năm nay. Các dự án hạ tầng quy mô lớn đã được xác định, trong đó có các dự án trọng điểm như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 67 tỷ USD, đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ và hệ thống đường bộ cao tốc trên toàn quốc. Những dự án này không chỉ tạo động lực tăng trưởng trong ngắn hạn mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Hiệu quả cải cách và triển khai là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các dự án đầu tư công. Để cải cách hiệu quả, cần nhanh chóng ổn định bộ máy, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo tính minh bạch trong các quyết định đầu tư. Đồng thời, các dự án hạ tầng cần được thiết kế với chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt tại TPHCM, nơi chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu, các dự án hạ tầng cần được xây dựng với chất lượng tốt để có thể vận hành bền vững trong thời gian dài. Hiệu quả trong giải ngân - từ giai đoạn chuẩn bị, phê duyệt đến triển khai - yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công.

Việc Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù cho TPHCM là cơ hội lớn để Thành phố dẫn đầu trong đầu tư hạ tầng. Để tận dụng cơ hội này, TPHCM cần có các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong triển khai, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý để tránh tình trạng "vốn có nhưng không giải ngân được".

Để huy động tài chính cho các dự án đầu tư công, Việt Nam cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn thay vì chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước. Việc thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là một giải pháp quan trọng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách, đồng thời tận dụng được nguồn lực từ khu vực tư nhân.

Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. Để thành công, Việt Nam cần đảm bảo tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút nguồn lực tư nhân để tạo ra sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Cát Lam

FILI

- 13:43 13/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Thủ tướng: "Không có lý do gì lại gây phiền hà cho người bỏ tiền ra kinh doanh"

Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ hai trong tháng 4 thảo luận nhiều dự án luật quan trọng, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp...

Tán thành sáp nhập TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tâm hành chính - chính trị của TPHCM mới đặt tại số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1; cơ sở 2 tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương và cơ sở 3 tại Trung tâm hành...

TPHCM sẽ còn 102 phường, xã sau sắp xếp

Sáng 18/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TPHCM khóa X, HĐND TPHCM đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ...

Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”

Nếu nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nắm giữ vị thế số một cả nước sau sáp nhập thì Đồng Nai mới cũng khẳng định vững chắc nền kinh tế tốp đầu với quy mô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98