Đề xuất mới nhất của Bộ Công Thương về tăng, giảm giá điện

28/03/2025 13:31
28-03-2025 13:31:14+07:00

Đề xuất mới nhất của Bộ Công Thương về tăng, giảm giá điện

Nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% đến dưới 5% so với mức giá hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Trong bản dự thảo hoàn thiện gửi Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương đã lấy thêm ý kiến của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến bình quân lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng để làm căn cứ tính toán mức lợi nhuận định mức cho ngành điện.

Giá điện được điều chỉnh tăng, giảm khi nào?

Về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, hàng năm, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, giá bán lẻ điện bình quân được xem xét, điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trong chi phí này cũng sẽ bao gồm lợi nhuận định mức hằng năm của EVN được tính dựa trên các khâu phân phối, bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác trong giai đoạn chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh của EVN.

Nhân viên điện lực hướng dẫn khách hàng theo dõi sản lượng điện. Ảnh: EVNHANOI

Ngoài ra, yếu tố tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ không thấp hơn bình quân theo ngày lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Theo đó, khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. EVN được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

Dự thảo nêu rõ việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Đề xuất 3 tháng được điều chỉnh giá điện một lần

Sau khi có căn cứ tính toán, nếu giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán ở mức tương ứng và lập hồ sơ báo cáo EVN để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% đến dưới 5% so với mức giá hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. Mức này thấp hơn so với quy định 3% đang áp dụng.

Về đề xuất này, trước đó Bộ Công Thương cho biết là để nhằm tháo gỡ cho EVN, ở mức điều chỉnh giá điện dưới 5% EVN được quyền tự quyết và sau khi điều chỉnh thì báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan để giám sát. Tuy nhiên, sau đó EVN đề nghị bổ sung việc đơn vị quyết định điều chỉnh tăng giá điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương có ý kiến.

Điều này đồng nghĩa mặc dù được tháo gỡ và tạo điều kiện quyền tự quyết cho EVN trong việc điều chỉnh giá điện ở mức dưới 5%, song EVN vẫn cẩn trọng và cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến trước khi ra quyết định điều chỉnh tăng ở mức dưới 5%. Vì vậy, dự thảo đã bổ sung việc EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương rà soát và cho ý kiến.

Với mức tăng từ 5% trở lên đến dưới 10%, EVN được điều chỉnh tăng giá tương ứng sau khi báo cáo Bộ Công Thương và được chấp thuận. Với mức giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan.

Trên cơ sở ý kiến góp ý các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

Về thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, trước đó, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn tối thiểu 2 tháng kể từ lần thay đổi gần nhất, giảm 1 tháng so với quy định hiện hành.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Công Thương đã rút lại đề xuất này, thay vào đó là để giữ nguyên như quy định hiện hành với thời gian điều chỉnh tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

An Hiền

PHÁP LUẬT TPHCM

- 20:33 27/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề nghị quy hoạch các trung tâm công nghiệp năng lượng, điện gió

Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng, trung tâm điện gió tại các địa phương. Đặc biệt, Bộ Công...

Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước

Từ ngày 1/4, ngành Thống kê bắt đầu tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước; đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc...

Giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8.98% kế hoạch

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78,712 tỷ đồng, đạt 8.98% kế hoạch, đạt 9.53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai...

Không để xảy ra tình trạng còn vật liệu tại mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác

Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đồng Nai chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn của các chủ đầu tư, nhà thầu, không để xảy ra tình trạng còn...

Tăng cường hợp tác hàng hải, đường thủy Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ với Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) những năm qua, các tập đoàn đã nỗ lực cam kết, song hành cùng...

Vì sao hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh 'mãi không chịu lớn'?

Khu vực hộ kinh doanh tạo ra 8-9 triệu việc làm, tương đương khối công ty tư nhân, nhưng họ "ngại lớn" bởi rào cản thuế, phí và năng lực.

Chuyên gia nêu 3 yếu tố cốt lõi để xây dựng trung tâm tài chính thành công

Các chuyên gia đại diện cho các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đều cho rằng, để phát triển trung tâm tài chính thành công, các địa phương cần tập trung vào 3...

Để làm ra 1.000 USD, Việt Nam tiêu tốn điện gấp nhiều lần Indonesia và Philippines

Để tạo ra 1.000 USD, Việt Nam tiêu thụ khoảng 652 kWh điện, cao gấp gần 2,8 lần so với Indonesia (234 kWh) và 2,4 lần so với Philippines (270 kWh).

Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vướng mắc hơn 1,500 dự án tồn đọng

Sáng 30/03, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án kéo dài, tồn đọng. Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình...


ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98