Góc nhìn 21/03: Tiếp tục giảm?

20/03/2025 19:42
20-03-2025 19:42:14+07:00

Cập nhật

Góc nhìn 21/03: Tiếp tục giảm?

Yuanta nhận định thị trường có thể vẫn còn đối mặt với nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp (21/03) và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động gần mức 1,320 điểm.

Tiếp tục tăng

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index giữ trên mốc 1,320 điểm củng cố niềm tin của nhà đầu tư về việc thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng. Những phiên điều chỉnh mở ra cơ hội để nhà đầu tư giải ngân. Quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, cổ phiếu khu công nghiệp.

Giằng co

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên tới, chỉ số có thể trải qua giằng co trong vùng 1,320-1,330 điểm.

Phân hóa khá tích cực

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, với chỉ số VN-Index đây không phải là vùng giá hấp dẫn để giải ngân thêm. Thị trường vẫn phân hóa khá tích cực, luân chuyển ngắn hạn.

Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế.

Tăng trở lại

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Vùng hỗ trợ quanh 1,315 điểm đã phát huy tác dụng khi lực cầu được củng cố, giúp chỉ số hình thành mẫu nến rút chân tích cực. Mặc dù mẫu nến này chưa đủ để xác nhận cho khả năng kết thúc nhịp điều chỉnh, nhưng cho thấy trạng thái cân bằng đã được tái thiết lập và cơ hội quay lại xu hướng tăng của VN-Index cũng trở nên hiện hữu hơn.

Phục hồi tới 1,340 điểm

CTCK Tiên Phong (TPS): Thị thường phiên giao dịch tiếp theo sẽ có thể phục hồi hướng tới 1,340 (+/-) điểm, mức hỗ trợ gần nhất đặt tại 1,318 (+/-) điểm.

Rung lắc

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường chứng khoán trong nước sẽ tiếp diễn đà tăng trưởng trung hạn trong thời gian tới. Tuy nhiên không loại trừ khả năng thị trường sẽ có biến động rung lắc sau khi đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý ổn định trên con đường tăng trưởng dài hạn đi cùng với "Thập kỷ hóa rồng" của đất nước. Đồng thời có thể cân nhắc tiếp tục giải ngân mạnh hơn với các cổ phiếu lớn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực,luôn sẵn sàng lượng tiền mặt để thiết lập vị thế chắc chắn khi cần thiết.

Điều chỉnh

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ vẫn còn đối mặt với nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động gần mức 1,320 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xảy ra tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng” vẫn có thể sẽ còn diễn ra.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 40-50% danh mục và vẫn chưa nên mua trong giai đoạn này.

Còn cơ hội lên 1,350 điểm

CTCK VPBank (VPBankS): Thêm 1 phiên kiểm nghiệm lại đường MA20 ngày vào ngày 20/03 sẽ giúp xu hướng đi lên của chỉ số VN-Index vẫn được giữ vững, đồng thời cũng củng cố tâm lý cho nhà đầu tư. Qua đó cơ hội chinh phục lại mốc 1,350 điểm vẫn được giữ vững.

Áp lực bán gia tăng

CTCK BETA: Thị trường đang đối mặt với nhiều rủi ro trong ngắn hạn khi các chỉ báo kỹ thuật cho thấy dấu hiệu suy yếu, dòng tiền có xu hướng thu hẹp và áp lực bán gia tăng. Đặc biệt, việc khối ngoại liên tục rút ròng mạnh trong thời gian gần đây đặt ra thách thức lớn đối với lực cầu trong nước. Nếu không có dòng tiền đủ mạnh để hấp thụ áp lực bán, thị trường có thể tiếp tục giai đoạn điều chỉnh trong các phiên giao dịch tới.

Nhà đầu tư nên thận trọng và xem xét chốt lời các cổ phiếu đã đạt mục tiêu hoặc có mức sinh lời tốt, nhằm bảo vệ thành quả đầu tư. Đối với những cổ phiếu đang nắm giữ, cần đánh giá lại xu hướng và mức độ rủi ro để điều chỉnh danh mục hợp lý. Ngoài ra, cần theo dõi diễn biến các chính sách thương mại quốc tế.

Tùng Phong

FILI

- 18:40 20/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc phân tích VPBankS: Thị trường sẽ còn biến động mạnh đến khi câu chuyện thuế quan rõ ràng hơn

Theo ông Đào Hồng Dương - Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), nhà đầu tư phải xác định thị trường hiện không ổn định, có thể...

Góc nhìn 29/04: Hướng lên vùng kháng cự gần 1,230 - 1,240 điểm?

Theo CTCK BETA, mặc dù VN-Index vẫn đang nằm trong xu hướng tiêu cực ngắn hạn, song các tín hiệu xấu đã bắt đầu suy yếu. Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ...

Có gì đáng kỳ vọng ở PDR, AAA và VCP?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị PDR khả quan vì kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong năm 2025-2026; mua AAA vì sản lượng tiêu thụ tăng do nhu cầu tiêu dùng...

Góc nhìn tuần 28-29/04: Khó tăng trước kỳ nghỉ lễ?

Theo các công ty chứng khoán (CTCK), cơ hội hồi phục của VN-Index vẫn còn để ngỏ trong 2 phiên giao dịch tuần tới. Thị trường được dự báo sẽ tiếp tục rung lắc do...

Góc nhìn 25/04: Xu hướng vẫn chưa thực sự rõ ràng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định xu hướng tổng thể của thị trường hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng, chỉ số VN30 cần vượt lên ngưỡng 1,320 điểm để thị trường...

Góc nhìn 24/04: Hướng đến vùng 1,220 - 1,230 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index đang nỗ lực tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1,200 điểm và đang hướng đến vùng kháng cự 1,220 - 1,230 điểm.

Góc nhìn 23/04: Phục hồi?

TPS dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục quán tính phục hồi trong phiên kế tiếp và có tiềm năng kiểm định đường MA20 ngày quanh mốc 1,240 (+/-) điểm.

Chuyên gia VPBankS: Dựa vào kết quả kinh doanh để mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn là không hiệu quả

Chia sẻ tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 21/04, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số VPBankS cho rằng, những doanh nghiệp công bố kết quả kinh...

Góc nhìn 22/04: Tăng giảm đan xen?

Sau phiên giảm điểm đầu tuần, các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đây vẫn là điều bình thường, đồng thời nhận định các phiên tới đây thị trường sẽ tiếp tục dao...

Mua AST, HDG và PVI có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan đối với AST vì sự phục hồi của ngành du lịch và động lực khi các nhà ga, sân bay mới đi vào hoạt động; mua HDG...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98