Mua đất qua vi bằng: Rủi ro pháp lý và những điều người dân cần biết

19/03/2025 14:46
19-03-2025 14:46:23+07:00

Mua đất qua vi bằng: Rủi ro pháp lý và những điều người dân cần biết

Trong những năm gần đây, việc mua bán đất đai thông qua vi bằng đã trở nên phổ biến, đặc biệt liên quan đến đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, phương thức giao dịch này chứa đựng nhiều bất cập và rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến việc mua đất qua vi bằng và đề xuất những giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Vi bằng là gì và có giá trị pháp lý đến đâu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhằm làm chứng cứ trong các giao dịch, quan hệ pháp lý. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực và văn bản hành chính khác.​

Vi bằng chỉ có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi thực tế và có thể được sử dụng làm chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật, nhưng không có giá trị chứng nhận tính hợp pháp của các giao dịch.

Trên thực tế, đối với trường hợp mua bán đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không thể tiến hành công chứng, chứng thực, nhiều người sẽ tìm đến Thừa phát lại để tiến hành lập vi bằng, như một “bên thứ ba” chứng kiến giao dịch, nhằm tạo niềm tin trong việc ghi nhận quyền sử dụng cho bên mua. Tuy nhiên, vi bằng chỉ ghi nhận việc giao dịch đã diễn ra, không phải chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho người mua.​

Rủi ro khi mua bán đất qua vi bằng

Việc mua bán đất qua vi bằng thường dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý và tranh chấp về sau. Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra:

Khả năng tranh chấp cao: Nếu không có công chứng hoặc chứng thực, việc mua bán đất qua vi bằng có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan về quyền sở hữu và sử dụng đất.

Không được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất: Vi bằng không thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực. Điều này khiến cho giao dịch có thể bị vô hiệu hóa trong trường hợp phát sinh tranh chấp, người mua khó chứng minh được cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Rủi ro về pháp lý cho người mua: Người mua đất qua vi bằng có thể gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục sang tên cũng như không thể thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp hoặc sử dụng đất một cách hợp pháp.​

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua để thực hiện các hành vi lừa đảo, bán đất chưa có sổ đỏ thông qua vi bằng. Sau khi nhận tiền, bên bán có thể bán cho nhiều người khác hoặc phủ nhận giao dịch.​

Ở một số địa phương, đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến mua bán đất đai qua vi bằng dẫn đến tranh chấp từ người dân. Chẳng hạn, ông A chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng cho ông B thông qua vi bằng, sau đó ông A lại tiếp tục chuyển nhượng cho bà C cũng bằng hình thức lập vi bằng đối với cùng một mảnh đất. Khi có nhu cầu sử dụng, B và C yêu cầu ông A bàn giao đất, khi đó dẫn đến tình trạng phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng, gây ảnh hưởng quyền lợi các bên.

Giải pháp tránh bẫy mua bán đất bằng vi bằng

Tuân thủ hình thức giao dịch đất đai: Theo Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, người mua cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi ký hợp đồng mua bán.​ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024. Người mua nên tuân thủ các quy định về hình thức để đảm bảo hiệu lực của giao dịch về quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền lợi cho mình.

Kiểm tra thông tin đất đai ​trước khi thực hiện giao dịch: Cần kiểm tra xem mảnh đất có đang thế chấp ở ngân hàng hay không và người bán có đủ tư cách pháp lý để chuyển nhượng hay không, tránh mua đất thông qua vi bằng từ các “cò đất” không rõ ràng.

Kiểm tra quy hoạch và tính pháp lý của thửa đất: Trước khi mua, người mua cần kiểm tra thông tin quy hoạch tại cơ quan quản lý đất đai địa phương để tránh mua phải đất thuộc diện quy hoạch.​

Mua đất qua vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi giao dịch đất không có sổ đỏ. Vi bằng không có giá trị chứng nhận quyền sở hữu, do đó người mua có thể gặp nhiều rắc rối pháp lý khi phát sinh tranh chấp.

Để đảm bảo quyền lợi, người mua cần tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý của bất động sản, thực hiện giao dịch theo đúng quy định của pháp luật và tránh mua bán đất qua vi bằng chỉ vì thủ tục nhanh chóng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu rõ về những rủi ro của việc mua bán đất qua vi bằng. Đồng thời, cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát và quản lý hoạt động của Thừa phát lại trong lập vi bằng liên quan đến đất đai. Việc nắm rõ các quy định pháp luật sẽ giúp người mua đưa ra quyết định đúng đắn và tránh rơi vào các bẫy giao dịch đất đai không hợp pháp.

ThS. LS. Huỳnh Thị Mỹ Hằng (Công ty Luật Anh Sĩ)

FILI

- 13:44 19/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chiều 25/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo...

Văn Phú – Invest: Kỳ vọng chuyển mình trong bối cảnh kinh tế phục hồi

Những dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, cùng một số yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ mô, giúp ban lãnh đạo và cổ đông Công ty cổ phần...

Đà Lạt đấu giá loạt tài sản công, gồm nhà hàng đại gia trả giá 15 tỷ rồi bỏ cọc

Nhiều nhà hàng, khách sạn, vườn hoa và khu đất nhà hàng Thủy Tạ được TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đưa ra đấu giá sau khi hoàn thành công tác kiểm kê, xây dựng phương...

Vinhomes làm rõ lợi ích tại loạt dự án "mang tên, không sở hữu"

Khi thấy dự án mang tên "Vinhomes" nhưng chủ đầu tư là đơn vị khác, không chỉ cổ đông mà cả khách hàng cũng đặt câu hỏi: Ai thực sự sở hữu, ai đang hưởng lợi? Lãnh...

Vì sao chung cư Hà Nội ồ ạt giảm giá, có căn rớt hàng trăm triệu?

Có tới 47% dự án chung cư tại Hà Nội giảm giá bán thứ cấp so với quý trước, dấu hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh giá diễn ra trên phạm vi rộng, theo một khảo sát...

Đấu giá 20 lô 'đất vàng', giá trúng cao hơn 19 tỷ so với khởi điểm

20 lô đất được xem là khu đất vàng tại trung tâm TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa được đấu giá thành công với tổng số tiền xấp xỉ 51,8 tỷ đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng so...

Hà Nam đấu giá 225 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 2 triệu đồng/m2

225 lô đất tại huyện Lý Nhân và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 5 tới. Giá khởi điểm thấp nhất 2,2 triệu đồng/m2 và cao...

HoREA kiến nghị TP HCM bỏ lệnh cấm dịch vụ cho thuê căn hộ ngắn ngày

HoREA đề nghị xem lại cách hiểu và nên quản lý thay vì cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày, theo giờ (ứng dụng AirBnB).

'Mất bình quân 34 năm thu nhập để mua nhà tại TP HCM'

Người lao động sinh sống và làm việc tại TP HCM cần tích lũy trung bình khoảng 34 năm thu nhập mới đủ tài chính mua nhà tại thành phố này, theo Numbeo.

Phân khúc nhà dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất

Trong bối cảnh nguồn cung dự án mới vẫn nghiêng hẳn về phân khúc cao cấp, khiến giá nhà tăng cao đã làm giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH

CEO Jens Lottner: “Techcombank chưa bao giờ ở trong trạng thái tốt hơn hiện nay”

CEO Jens Lottner: “Techcombank chưa bao giờ ở trong trạng thái tốt hơn hiện nay”

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng 26/04 tại Hà Nội. Nhiều nội dung quan trọng được trình cổ đông, bao gồm kế hoạch lãi kỷ lục, chia cổ tức tiền mặt 10%, phát hành gần 21.4 triệu cổ phiếu ESOP và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng hơn 16%.




Hotline: 0908 16 98 98