TS Cấn Văn Lực kiến nghị 7 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

21/03/2025 11:56
21-03-2025 11:56:00+07:00

TS Cấn Văn Lực kiến nghị 7 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Cần có sự thống nhất và nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế.

Đây là ý kiến được TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia - chia sẻ tại tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân", do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 20-3.

Theo TS Cấn Văn Lực, cần nhận diện đầy đủ hơn về khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm 3 thành phần chính: doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể (chủ yếu là hộ kinh doanh) và kinh tế tập thể (chủ yếu là hợp tác xã). Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, Tổng cục Thống kê (hiện nay là Cục Thống kê - PV) không còn phân tách các nhóm này mà gộp chung thành khu vực "Kinh tế ngoài nhà nước". Việc này khiến cho bức tranh về kinh tế tư nhân trở nên thiếu rõ ràng, gây khó khăn trong việc đánh giá chính xác mức độ đóng góp của từng thành phần. 

Thứ hai, cần xâu chuỗi lại quan điểm và tư tưởng của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân qua các mốc quan trọng. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng đã chính thức công nhận kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế. 

Đến Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001, Đảng tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ chính thức lấy ngày 13-10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, thể hiện sự trân trọng đối với vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế.

Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 20-3

Năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ XI, cụm từ "kinh tế tư nhân" lần đầu tiên được sử dụng chính thức, với chủ trương "hoàn thiện cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế". 

Năm 2017, Nghị quyết 10/NQ-TW nhấn mạnh rằng cần "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết này lần đầu tiên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, như phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP dự kiến đạt khoảng 50% vào năm 2020, khoảng 55% vào năm 2025 và khoảng 60% – 65% vào năm 2030. Tuy nhiên, nhiều mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được.

Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 đã tổng kết và nhấn mạnh: "Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 60% – 65% vào GDP." 

Nghị quyết 45 của Chính phủ ban hành ngày 21-3-2023, đã bổ sung thêm 2 chỉ tiêu quan trọng: Đến năm 2025, trong số 1,5 triệu doanh nghiệp, có 60% – 70% là doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn; đến năm 2030, có khoảng 35% – 45% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo. Có thể thấy các chính sách và mục tiêu cho khu vực kinh tế tư nhân trước đây còn dè dặt nhưng hiện nay đã mạnh mẽ và rõ ràng hơn nhiều.

Lần này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh kinh tế tư nhân là "động lực quan trọng nhất" trong tăng trưởng kinh tế, xứng đáng với vị trí đó vì khu vực này đang đóng góp 50,3% GDP.

Tuy nhiên, số liệu được TS Cấn Văn Lực và các chuyên gia tính toán lại cho thấy có sự thay đổi đáng kể. Năm 2020, Tổng cục Thống kê công bố doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 9,6% GDP. Sau khi GDP được đánh giá lại, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong GDP tăng lên 24,13% vào năm 2021. Đến năm 2023, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 24,23% GDP, không phải 28% như một số ý kiến và báo chí đã nêu. Đóng góp của hộ kinh doanh vào GDP năm 2023 là 23,25%, trong khi kinh tế tập thể (hợp tác xã) đóng góp 2,94%.

Về những bất cập, chuyên gia này bổ sung một số vấn đề: Hiện nay, cả nước có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh nhưng chỉ có khoảng 2,1 triệu hộ đăng ký kinh doanh và nộp thuế đầy đủ. Hơn 3 triệu hộ còn lại chưa đăng ký và chủ yếu nộp thuế khoán. Cơ chế thuế khoán nhanh và gọn, nhưng không minh bạch, dễ dẫn đến thất thu ngân sách và tạo ra cơ chế "xin – cho". Do đó, cần khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ, được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi và đóng thuế đầy đủ về lâu dài.

TS Cấn Văn Lực kiến nghị 7 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân- Ảnh 3.

Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 20-3

Về kinh nghiệm quốc tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng học theo mô hình Singapore là rất khó vì quy mô nhỏ và cơ chế thị trường đã hình thành từ lâu. Trong khi đó, mô hình của Trung Quốc là bài học thực tiễn hơn. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp tư nhân, thể hiện sự thay đổi từ "kiểm soát" sang "kiến tạo" để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Hiện nay, kinh tế tư nhân của Trung Quốc (bao gồm cả hộ kinh doanh) đóng góp khoảng 60% GDP và 50% ngân sách nhà nước. Trong khi đó, kinh tế tư nhân của Việt Nam mới đóng góp khoảng 50% GDP và 30% ngân sách nhà nước, cho thấy tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn.

Kinh nghiệm Trung Quốc, TS Cấn Văn Lực cho biết ông và nhóm nghiên cứu đã tham khảo 7 kinh nghiệm và lồng ghép vào kiến nghị một số giải pháp đột phá:

Thứ nhất, cần có sự thống nhất và nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là "động lực quan trọng nhất" trong tăng trưởng kinh tế và là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, cần hoàn thiện thể chế, nhất là đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nên sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuống 15% – 17% thay vì 20% như hiện tại. Cần quyết liệt cắt giảm 30% thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh và thời gian giải quyết công việc hành chính.

Thứ ba, cần phân loại doanh nghiệp để có chính sách quản lý phù hợp theo quy mô và tính chất hoạt động. Chính sách và cơ chế hỗ trợ phải khác nhau cho doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tránh áp dụng chung một khung quản lý cho tất cả.

Thứ tư, cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp dựa trên mức độ đóng góp thực tế cho ngân sách, việc làm và xã hội.

Thứ năm, cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo doanh nghiệp tư nhân được thực hiện đầy đủ 3 quyền cơ bản: "quyền tài sản", "quyền tự do kinh doanh" trong những ngành nghề pháp luật không cấm và "quyền cạnh tranh bình đẳng".

Thứ sáu, cần khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ, miễn thuế thu nhập trong "3 – 5 năm đầu" để nuôi dưỡng nguồn thu. Đơn giản hóa thủ tục thành lập và hỗ trợ họ trong công tác kế toán, quản lý.

Thứ bảy, bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng cần tuân thủ pháp luật, nâng cao chuẩn mực và đạo đức kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Thái Phương, Ảnh: Hoàng Triều

Người lao động

- 16:30 20/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

DPPA: Rủi ro chính và biện pháp phòng ngừa

Việc nhà phát điện được quyền cung cấp điện thẳng cho doanh nghiệp tiêu thụ không chỉ được kỳ vọng giảm phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống, mà còn mở rộng cơ...

Kinh tế tư nhân vẫn bị 'cái bóng rất lớn' của kinh tế kế hoạch hóa lấn át

Nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhưng chuyên gia chỉ ra 2 vấn đề bất cập, đang là rào cản cho sự phát...

Xóa bỏ các đầu mối, chỉ Bộ Công Thương cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo Bộ Công Thương, việc chuyển quyền cấp xuất xứ hàng hóa về bộ sẽ giúp thống nhất trong hệ thống quản lý giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử của bộ, có hệ...

Thủ tướng chỉ thị giám sát chặt chẽ việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2025 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động...

Việt Nam có cơ hội trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ - điều này không chỉ giúp Việt Nam tránh bị đánh thuế mà...

Logistics ngược mở lối tái chế bao bì, đẩy mạnh xuất khẩu xanh

​Khi các thị trường lớn như EU và Mỹ ngày càng chú trọng đến tiêu chuẩn môi trường, việc chuyển đổi sang bao bì thân thiện với môi trường trở thành xu hướng tất...

Thoả thuận ngầm của Tập đoàn Tuấn Ân với hai đời cựu Giám đốc EVN Bình Thuận

Bị can Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn, đều là cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận ở hai giai đoạn khác nhau đã giúp sức cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng các gói...

Thành phố Hồ Chí Minh: Cái nôi khởi nghiệp, kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp là một trong những nhân tố cốt lõi tạo nên sức sống mạnh mẽ và vị thế hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng kiểm tra dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, yêu cầu hoàn thành trước 19/12

Chiều 20/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công, động viên công nhân, và làm việc với các bộ...

Khởi công hàng loạt dự án tại Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư hơn 16,000 tỷ đồng

Sáng 19/04, Thái Nguyên là một trong các điểm cầu trong lễ khởi công, khánh thành các công trình trọng điểm quốc gia nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98