Xây 3 cầu qua sông Hồng: Hà Nội muốn chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

16/03/2025 09:18
16-03-2025 09:18:00+07:00

Xây 3 cầu qua sông Hồng: Hà Nội muốn chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Để đẩy nhanh tối đa tiến độ của 3 dự án xây cầu qua sông Hồng, UBND thành phố Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Ít nhất 7 tháng để chọn nhà thầu theo cơ chế thông thường

Những ngày gần đây, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ra các văn bản thông báo, chỉ đạo về 3 dự án xây cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi), với nhiều điểm đáng chú ý về hình thức lựa chọn nhà thầu.

Căn cứ theo Luật Đấu thầu 2023, có thể áp dụng hai hình thức lựa chọn nhà thầu với 3 dự án xây cầu qua sông Hồng là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.

Tuy nhiên, cả hai hình thức trên yêu cầu nhiều bước tuần tự như lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu… Thành phố Hà Nội dự tính sẽ mất ít nhất 7 tháng để lựa chọn nhà thầu theo hai hình thức trên, khiến các dự án không thể đáp ứng đúng tiến độ.

Phối cảnh thiết kế cầu Tứ Liên

Vì vậy, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (quy định tại Khoản 20 Điều 2, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP của Chính phủ) để đẩy nhanh tối đa tiến độ các dự án.

Theo nghị định trên, các dự án xây cầu qua sông Hồng thuộc loại dự án có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay, nếu áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thông thường sẽ không bảo đảm hoàn thành tiến độ, nên được phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố lập hồ sơ đề nghị áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Sau đó, Sở Tài chính thành phố Hà Nội có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thẩm định các hồ sơ do chủ đầu tư trình.

“Toàn bộ quy trình thẩm định, phê duyệt áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đều thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội. Vì vậy, thành phố có thể chủ động được thời gian, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo đúng chỉ đạo của Trung ương.

Tuy nhiên, TP Hà Nội vẫn cần sự chấp thuận bằng văn bản của lãnh đạo Chính phủ để triển khai”, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết.

Hơn 13.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, mức đầu tư dự kiến cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư của 3 dự án xây cầu qua sông Hồng là khoảng 13.100 tỷ đồng, gần bằng 1/3 tổng mức đầu tư (47.900 tỷ đồng).

Cụ thể, dự án xây cầu Tứ Liên dự kiến bố trí hơn 4.300 tỷ đồng cho công tác GPMB, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; đối với dự án xây cầu Trần Hưng Đạo dự kiến bố trí gần 8.000 tỷ đồng; dự án xây cầu Ngọc Hồi dự kiến cần 784 tỷ đồng.

Thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm khẩn trương tổ chức triển khai công tác GPMB; giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Đông Anh xác định cụ thể vị trí khu đất đã GPMB để phục vụ tái định cư cho các dự án.

Ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến, thử thách lớn nhất trong quá trình xây dựng 3 cầu qua sông Hồng là công tác GPMB, đặc biệt với cầu Trần Hưng Đạo và cầu Tứ Liên. Bởi điểm đầu cầu Trần Hưng Đạo tại ngã 5 phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông và điểm đầu cầu Tứ Liên nằm gần làng nghề quất cảnh Tứ Liên đều là những khu vực có mật độ dân số rất cao. Theo dự kiến của UBND thành phố Hà Nội, đây là hai khu vực cần nhiều chi phí GPMB và tái định cư nhất.

Việt Khôi

Tiền phong

- 06:28 16/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khởi công hàng loạt dự án tại Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư hơn 16,000 tỷ đồng

Sáng 19/04, Thái Nguyên là một trong các điểm cầu trong lễ khởi công, khánh thành các công trình trọng điểm quốc gia nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền...

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian...

Nhà ga T2 Đồng Hới khởi công, mở lối phát triển du lịch và kinh tế Quảng Bình

Sáng 19/04, dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) chính thức được khởi công, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong hành...

Vận tải biển zero carbon: Liệu nhiên liệu amoniac có thể thay thế dầu diesel?

Ngành vận tải biển đang đối mặt với thách thức lớn trong việc giảm phát thải carbon dioxide (CO₂) để đáp ứng các mục tiêu môi trường toàn cầu. Việc phát thải CO₂ từ...

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ

Sau sáp nhập, quy mô kinh tế của các địa phương có sự thay đổi khá lớn. Trong đó, GRDP của TPHCM gấp đôi Hà Nội, chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26%...

Cần Thơ phát hiện 3 mẫu sữa không đạt chất lượng

Theo Chi cục Quản lý thị trường Cần Thơ, quý 1/2025 Chi cục Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra 89 vụ, trong đó phát hiện vi phạm 65 vụ, đã xử lý 49 vụ với...

Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái

Chương mới cho điện tái tạo từ QHĐ8 điều chỉnh

Ngày 15/04, Quy hoạch điện 8 (QHĐ8) điều chỉnh chính thức được phê duyệt. Theo CTCK VNDIRECT, quyết định này giống như mở ra một chương mới dành cho các ngành năng...

Ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện sinh khối năm 2025

Ngày 14/04/2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long ký ban hành Quyết định số 1008/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh...

Dự kiến tên gọi 126 xã, phường của Hà Nội sau sắp xếp

TP Hà Nội dự kiến còn 126 xã, phường sau sắp xếp, giảm gần 76% so với hiện tại.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98