Chủ tịch Sao Ta nói về thuế đối ứng của Trump với ngành thủy sản: Không thể lường nổi!

03/04/2025 15:47
03-04-2025 15:47:20+07:00

Chủ tịch Sao Ta nói về thuế đối ứng của Trump với ngành thủy sản: Không thể lường nổi!

"Thật sự là không thể lường nổi!" - ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSEFMC) phản ánh nỗi lo chung của ngành thủy sản Việt Nam trước chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ. 

Ngày 02/04 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và áp thuế quan đối ứng nhằm giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Theo đó, mức thuế 10% sẽ áp dụng với tất cả quốc gia từ ngày 05/04. Tuy nhiên, các nước có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ sẽ chịu mức thuế cao hơn từ ngày 09/04, trong đó Việt Nam phải gánh thuế 46% - cao hơn đáng kể so với các đối thủ xuất khẩu thủy sản như Thái Lan (36%), Indonesia (32%), Ấn Độ (26%) hay Ecuador (10%).

Trước quyết định bất ngờ, ông Lực cho rằng để đánh giá chính xác cần có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, với mức chênh lệch thuế quá lớn, thủy sản Việt Nam, một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tỷ đô sang Mỹ trong năm 2024, gần như không thể cạnh tranh, đặc biệt khi Ecuador chỉ chịu thuế 10%.

"Với mức chênh lệch này, chúng ta gần như không thể trụ nổi", ông Lực chia sẻ với người viết. Theo ông, thuế suất 46% khiến doanh nghiệp không thể gánh vác, trong khi người tiêu dùng dù muốn chia sẻ cũng không kham nổi.

Ông Hồ Quốc Lực

Người đứng đầu Sao Ta thừa nhận trước đó doanh nghiệp chỉ dự đoán mức thuế có thể khoảng 10%, nhưng con số thực tế lại cao gấp nhiều lần, vượt xa mọi tính toán. Nếu không có giải pháp từ Chính phủ hoặc đàm phán để điều chỉnh mức thuế, việc rút khỏi thị trường Mỹ không còn là viễn cảnh xa vời.

"Việc rút khỏi thị trường Mỹ không còn là chuyện nói chơi, mà có thể sẽ thành sự thật", ông Lực nhấn mạnh. "Tôi vừa đi Mỹ về, ngay cả phía họ cũng không nghĩ mức thuế lại cao đến vậy".

Một mối lo khác là nếu Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng thay vì ngày xuất hàng, những lô hàng đã rời Việt Nam trước ngày 05/04 nhưng chưa đến Mỹ vẫn có thể bị áp thuế mới, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.

Hiện tại, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đang thu thập dữ liệu để kiến nghị Chính phủ có biện pháp tháo gỡ. Theo tính toán, một lô hàng trị giá 5 triệu USD có thể bị mất hơn 2 triệu USD nếu chịu thuế 46%, đẩy doanh nghiệp vào thế khó chồng chất.

Không chỉ đối mặt với thuế nhập khẩu mới, xuất khẩu tôm Việt Nam còn đang chịu sức ép từ 2 vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ. Nếu Mỹ tiếp tục áp thêm thuế từ các vụ kiện này, tôm Việt có thể phải gánh tới 3 loại thuế.

Nguyên Chủ tịch VASEP nhấn mạnh đây không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà còn là bài toán thương mại cần sự vào cuộc của Chính phủ.

"Tình huống kinh doanh ở Mỹ quả là gian nan. Ngoài chuyện ứng xử với đối tác, còn chuyện ứng xử các vụ kiện đã và đang xảy ra cũng như sắp xảy ra. Nhiều lúc việc lo cho các vụ kiện còn phức tạp hơn chuyện kinh doanh", Chủ tịch Sao Ta chia sẻ trong một bài viết đăng trên trang của VASEP sáng 03/04.

"Thời buổi hiện giờ thế giới rơi vào tình trạng được gói gọn trong 4 từ kép, BIẾN ĐỘNG – BẤT ĐỊNH – PHỨC TẠP – MƠ HỒ. Có người còn cho rằng có một lãnh đạo cực kỳ hùng biện, cực kỳ nổi tiếng đã tích hợp cho mình cả 4 trạng thái trên, khiến vô cùng khó đoán ông ta đang nghĩ gì, sắp làm gì! Không hay, ông ta là người có quyền cao nhất mọi mặt, trong đó có liên quan các vụ kiện nêu trên. Từ đó làm sao đoán nổi sắp tới con tôm ta sẽ về đâu! Lo nhiều cũng không giải quyết được gì, quẳng gánh lo và thong dong chờ thôi!".

Tử Kính

FILI

- 14:45 03/04/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...

KBSV Research hạ dự báo VN-Index cuối năm 2025 về còn 1,100 điểm

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2025, Khối phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV Research) giảm mạnh dự báo vùng điểm hợp lý của...

VDSC: Khi bất định trở thành rủi ro có thể định lượng

Theo báo cáo triển vọng thị trường của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tháng 4 là thời điểm để sự “không chắc chắn” chuyển hóa thành “rủi ro có thể định lượng” của...

Góc nhìn 11/04: Sự phục hồi chỉ mang tính ngắn hạn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định mặc dù VN-Index có sự hồi phục mạnh mẽ trong phiên vừa qua, nhưng thanh khoản sụt giảm và áp lực bán từ khối ngoại vẫn là...

Thị trường Mỹ không còn là "miền đất hứa" với dệt may Việt Nam?

Dù giữ thị phần số 2 tại Mỹ, ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn thử thách lớn khi đơn hàng giảm, giá bị ép và thị trường thay thế chưa đủ sức hấp thụ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98