CPI tăng 3.22% trong quý 1, lạm phát cơ bản tăng 3.01%

06/04/2025 10:33
06-04-2025 10:33:09+07:00

CPI tăng 3.22% trong quý 1, lạm phát cơ bản tăng 3.01%

Theo công bố của Cục Thống kê (GSO), CPI quý 1/2025 tăng 3.22% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm 0.03% so với tháng trước, tăng 1.3% so với tháng 12/2024 và tăng 3.13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1/2025, CPI tăng 3.22% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 3.01%.

Giá xăng dầu, giá gạo giảm theo giá thế giới là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm 0.03% so với tháng trước; tăng 1.3% so với tháng 12/2024 và tăng 3.13% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0.03% của CPI tháng 3/2025 so với tháng trước, 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Nguồn: GSO

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1/2025 tăng 3.22% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 14.4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6.63%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5.11%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3.8%; đồ uống và thuốc lá tăng 2.26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2.16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1.6%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1.2%; bưu chính viễn thông giảm 0.6%; giáo dục giảm 0.6%; giao thông giảm 2.4%.

CPI quý 1/2025 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng gần 3.8% (góp phần làm CPI chung tăng 1.27 điểm phần trăm), trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 12.5% (tác động làm CPI chung tăng 0.42 điểm phần trăm) do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp Lễ, Tết; chỉ số giá gạo tăng gần 1%; chỉ số giá thịt gia cầm tươi sống tăng hơn 1%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng hơn 5% (làm CPI chung tăng 0.96 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng. Trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng hơn 5% (góp phần làm CPI chung tăng 0.17 điểm phần trăm) do nhu cầu sử dụng điện tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 14.4% (làm CPI chung tăng 0.78 điểm phần trăm) do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2.16% (góp phần làm CPI chung tăng 0.1 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý 1/2025, gồm:

Chỉ số nhóm giao thông giảm 2.4% (góp phần làm CPI chung giảm 0.23 điểm phần trăm), trong đó giá xăng dầu giảm gần 10%; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 6.06%.

Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0.61% (góp phần làm CPI chung giảm 0.04 điểm phần trăm) do trong năm học 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã miễn, giảm mức học phí cho các đối tượng theo quy định.

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0.6% (góp phần làm CPI chung giảm 0.02 điểm phần trăm) do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được đưa ra thị trường một thời gian.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2025 tăng 0.25% so với tháng trước và tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý 1/2025, lạm phát cơ bản tăng 3.01% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3.22%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Đông Tư

FILI

- 09:31 06/04/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98