Dệt may Việt Nam chao đảo: "Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn"

04/04/2025 11:02
04-04-2025 11:02:00+07:00

Dệt may Việt Nam chao đảo: "Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn"

Mỹ bất ngờ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, đẩy ngành dệt may vào thế khó. Chủ tịch TCM Trần Như Tùng lạc quan cho rằng đây là cơ hội để khai thác thị trường mới, trong khi CEO Vinatex Cao Hữu Hiếu kêu gọi các đơn vị không hoang mang, tìm hướng đi linh hoạt.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào sáng 03/04 (giờ Việt Nam) về việc áp mức thuế 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ đã khiến thị trường tài chính chấn động. Đặc biệt, 60 quốc gia có thâm hụt thương mại cao với Mỹ sẽ chịu mức thuế suất cao hơn, trong đó Việt Nam bị áp thuế 46%, Trung Quốc 34% và EU 20%.

Thông tin này ngay lập tức tác động mạnh đến chứng khoán Việt Nam. Kết phiên 03/04, VN-Index giảm kỷ lục gần 88 điểm (-6.68%) xuống còn 1,229.84 điểm. Toàn sàn ghi nhận 440 mã giảm sàn, trong đó đáng chú ý có FPT, MWG, REE, PNJ cùng loạt cổ phiếu dệt may như TCM, VGT, MSH, STK, GIL, TNG.

Năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 16.2 tỷ USD, chiếm 13.5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, tăng 11.7% so với năm trước. Nhiều doanh nghiệp trong ngành có tỷ trọng doanh thu lớn từ Mỹ như MSH chiếm 80%, TNG (46%), Vinatex (VGT, 35%), TCM (25%).

Doanh nghiệp dệt may đối diện cú sốc thuế quan

Liên quan đến chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành công (TCM), thừa nhận: "Tất cả doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt may Việt Nam đều rất bất ngờ khi Việt Nam bị áp thuế 46%".

Ông Tùng dự đoán mức thuế này ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng, nhất là với doanh nghiệp phụ thuộc thị trường Mỹ. Đối với TCM, dù có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chỉ khoảng 25%, vẫn không tránh khỏi những tác động tiêu cực.

Hầu hết hợp đồng với khách hàng Mỹ là FOB (Free on Board), nghĩa là người bán chịu trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu, và từ thời điểm đó trở đi, mọi chi phí và rủi ro thuộc về người mua. Ông Tùng lo ngại: "Nhà mua hàng Mỹ có thể hoãn chuyển xếp hàng, đàm phán lại giá hoặc hủy đơn do thuế tăng. Điều này có thể tạo ra rủi ro lớn về dòng tiền cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam".

Chủ tịch TCM hy vọng chính sách này có thể chỉ mang tính tạm thời như trước đây: "Ông Trump có thể đang thử phản ứng của các quốc gia, trước khi điều chỉnh lại mức thuế hợp lý hơn". Chính phủ Việt Nam cũng đã họp khẩn cấp và cử Phó Thủ tướng sang Mỹ đàm phán. Nếu có sự điều chỉnh về mức thuế, tình hình sẽ khả quan hơn cho doanh nghiệp.

Cơ hội trong nghịch cảnh

Nhiều doanh nghiệp dệt may đều dự đoán Mỹ tăng thuế từ phát biểu tranh cử của ông Trump. Nhưng ông Tùng thừa nhận: "Không ai ngờ tăng cao thế, dự đoán chỉ 5-7%". Để quản trị rủi ro, TCM tập trung kiểm soát đơn hàng có nguy cơ hoãn, hủy hoặc chậm thanh toán. Doanh nghiệp cần chủ động liên lạc với khách hàng, sẵn sàng phản ứng trước thông tin mới.

Chủ tịch TCM khuyến nghị: "Nếu thuế 46% giữ nguyên, ngành dệt may phải tìm con đường khác, không phụ thuộc Mỹ nữa". Các thị trường tiềm năng gồm châu Âu (EVFTA đưa thuế về 0% vào 2025), CPTPP và các khu vực chưa khai thác. "Doanh nghiệp cần mở mang bờ cõi, khai phá miền đất mới để phát triển", ông nhấn mạnh.

Ông Tùng cũng nhận thấy điểm sáng: "Thuế cao có thể hạn chế hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam". Nếu Mỹ phân biệt rõ nguồn gốc, đây là lợi thế, nhưng nếu đánh đồng tất cả hàng từ Việt Nam, doanh nghiệp dệt may vẫn gặp khó.

Dù vậy, ông Tùng cảnh báo: "Hầu hết nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Nếu Mỹ truy xuất nguồn gốc và áp thuế dựa trên nguyên liệu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thiệt hại". Ông đề xuất phân biệt rõ nguồn gốc nguyên liệu để có mức thuế hợp lý, tạo lợi thế cho doanh nghiệp dùng nguyên liệu nội địa hoặc từ nước khác.

CEO Vinatex: Doanh nghiệp cần bình tĩnh, không hoang mang

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, VGT), cho biết hiện mức thuế trung bình Mỹ áp lên hàng dệt may Việt Nam là 18%, và chắc chắn sẽ tăng sau tuyên bố mới của ông Trump. Tuy nhiên, chưa có mức thuế cụ thể cho từng mã hàng dệt may.

"Các đơn vị cần bình tĩnh, không hoang mang. Quan trọng là đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm khách hàng mới", ông Hiếu nhấn mạnh. Ngoài ra, ông khuyến nghị cần theo dõi mức thuế áp lên hàng dệt may của các nước khác như Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ… để so sánh và có phương án linh hoạt.

Thế Mạnh

FILI

- 10:00 04/04/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 17/04: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung đều tỏ ra cẩn trọng, đề cao quản trị rủi ro trong bối cảnh ngắn hạn là thị trường đối diện áp lực bán chốt lời lượng hàng...

Góc nhìn 16/04: Giằng co?

BETA cho rằng dù có tín hiệu hồi phục nhất định, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn mang tính giằng co và chưa đủ cơ sở xác nhận sự đảo chiều mạnh.

Ngoài giảm thâm hụt thương mại, đòn thuế của Tổng thống Trump còn mục đích nào khác?

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 14/04, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ xoay quanh...

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất...

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...


TIN CHÍNH

Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ thể hiện sự tôn trọng và chỉ định người đại diện đàm phán

Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ thể hiện sự tôn trọng và chỉ định người đại diện đàm phán

Bắc Kinh muốn chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện một số bước đi trước khi đồng ý đàm phán thương mại, bao gồm việc thể hiện sự tôn trọng hơn bằng cách kiềm chế những phát ngôn tiêu cực từ các thành viên nội các của ông, theo nguồn tin thân cận với Chính phủ Trung Quốc.




Hotline: 0908 16 98 98