EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

15/04/2025 20:32
15-04-2025 20:32:00+07:00

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn điện đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas để trao đổi về quan hệ Việt Nam - EU và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Tại cuộc điện đàm, hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển tích cực trong hợp tác Việt Nam – EU sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, tạo nền tảng vững chắc đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới; nhất trí đánh giá Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), sau gần 5 năm triển khai đã tạo sức bật mới cho thương mại song phương.

Để đưa quan hệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên cần thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao; tiếp tục triển khai hiệu quả EVFTA và tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam có tính đến nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không đúng quy định (IUU), sự khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên, lợi ích của người tiêu dùng EU cũng như sinh kế của ngư dân Việt Nam.

Phó Thủ tướng đề nghị EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam - Ảnh: VGP/Hải Minh

Khẳng định EU là đối tác quan trọng của Việt Nam, Phó Thủ tướng đề nghị, trong bối cảnh trên, EU cần thúc đẩy hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) để tạo đột phá mới trong thương mại - đầu tư song phương; khuyến khích doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào các dự án trọng điểm của Việt Nam về hạ tầng, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số...

Về việc EU điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị phía EU, trong kết luận cuối cùng, sẽ phản ánh khách quan như tại kết luận sơ bộ vừa qua.

Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến chia sẻ của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch EC Kaja Kallas khẳng định EU tiếp cận vấn đề một cách thận trọng, dựa trên luật lệ, đặc biệt là các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phó Chủ tịch EC nhất trí với những đề xuất của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc đẩy mạnh hợp tác song phương thời gian tới; hai bên cần tận dụng tối đa Hiệp định EVFTA.

Khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của EU tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch EC mong muốn hai bên tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Nhật Quang

FILI

- 19:30 15/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhân sự Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn...

WB: Dù khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định

Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4%...

Chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm nên sự phát triển thần kỳ của Việt Nam

Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ sau đổi mới, Việt Nam đã đưa được hàng chục triệu người thoát cảnh đói nghèo, ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế cả về mặt...

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98