Hoàn thành kế hoạch sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp xong trước ngày 30/6

08/04/2025 11:32
08-04-2025 11:32:00+07:00

Hoàn thành kế hoạch sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp xong trước ngày 30/6

Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; hoàn thành trước ngày 30/6.

Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 7/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết 74 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (gọi tắt là Kế hoạch).

Hoàn thiện thể chế

Mục đích của Kế hoạch là nhằm tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127, Kết luận 130, Kết luận 137 và Công văn 43 tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và dư luận xã hội.

Đồng thời, xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cùng đó là phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tỉnh/thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch đặt ra là hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

"Điều này giúp bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6" - kế hoạch nêu.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Trên cơ sở đó, chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời gian hoàn thành trước ngày 30-6-2025.

Trước 1/11, ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới ĐVHC

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật mới thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Luật mới thay thế Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Thời gian hoàn thành trước ngày 30/4/2025.

Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025 trước 8/4/2025.

Trước ngày 30/6, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 61/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND, giao quyền Chủ tịch UBND các cấp.

Bộ Nội vụ cũng được giao trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, xã, đặc khu; vị trí việc làm gắn với biên chế của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, xã, đặc khu.

Cùng đó là trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Ban hành Thông tư hướng dẫn về phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp.

Cũng theo kế hoạch, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các địa phương ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới ĐVHC, trước ngày 01/11.

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng vị trí việc làm gắn với biên chế của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, xã, đặc khu; việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức khi sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh, tổ chức lại ĐVHC cấp xã và tổ chức thực hiện chính quyền địa phương hai cấp trước ngày 10/4/2025…

Trước ngày 10/4/2025, Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,... phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Nhật Quang

FILI

- 10:30 08/04/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Nhân sự Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn...

WB: Dù khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định

Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4%...

Chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm nên sự phát triển thần kỳ của Việt Nam

Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ sau đổi mới, Việt Nam đã đưa được hàng chục triệu người thoát cảnh đói nghèo, ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế cả về mặt...

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98