Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam: Trong nguy có cơ?

03/04/2025 12:22
03-04-2025 12:22:18+07:00

Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam: Trong nguy có cơ?

Mức thuế 46% của Mỹ là một cú sốc, nhưng không phải là thảm họa. Việt Nam cần tận dụng cơ hội để định hình lại nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào Mỹ, mở rộng thị trường mới, và nâng cấp chuỗi giá trị.

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên tới 46% đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là một cú sốc lớn, nhưng không phải là dấu chấm hết. Khi có đến 180 quốc gia chịu chung đợt áp thuế này, xu hướng chung sẽ là sự dịch chuyển dòng chảy thương mại toàn cầu, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Các quốc gia sẽ tăng cường hợp tác thương mại song phương và đa phương, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường mới.

Việt Nam đứng trước thời khắc quan trọng để chuyển dịch mô hình kinh tế, nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cú sốc này cũng đặt ra những cơ hội đầu tư quan trọng trong thị trường chứng khoán, khi một số nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực, trong khi một số ngành khác có thể hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Để hiểu rõ hơn tác động thuế quan, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính ngân hàng - Trường đại học Nguyễn Trãi.

Ông Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính ngân hàng - Trường đại học Nguyễn Trãi

Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất cho các thị trường khác ngoài Mỹ

Thưa ông, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào khi Mỹ áp thuế 46% vào 90% hàng nhập khẩu từ Việt Nam?

Ông Nguyễn Quang Huy: Những tác động tiêu cực trước mắt có thể thấy là giá hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt giảm sút, đặc biệt trong các ngành như dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử.

Khi xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, dòng USD về Việt Nam có thể giảm, gây áp lực lên tỷ giá VND/USD. Sẽ có những lo ngại về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong nguy có cơ. Việt Nam sẽ thúc đẩy mở rộng thị trường mới, đặc biệt là EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (EVFTA, CPTPP, RCEP).

Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao chuỗi giá trị, chuyển từ sản xuất gia công sang thương hiệu và công nghệ cao, giảm lệ thuộc vào Mỹ.

Thứ hai, dòng vốn đầu tư FDI có thể bị xáo trộn, nếu các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại rủi ro chi phí cao khi sản xuất tại Việt Nam. Dù vậy, mức dịch chuyển dòng vốn FDI sẽ không quá mạnh, vì Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến sản xuất hấp dẫn với chi phí cạnh tranh và hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

Trong dài hạn, sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác. Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất cho các thị trường khác ngoài Mỹ, thay vì chỉ là “công xưởng gia công” cho các tập đoàn xuất khẩu sang Mỹ.

Sự phát triển của kinh tế số, logistics, tài chính, công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam có hướng đi bền vững hơn.

Theo ông, những doanh nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất?

Nhóm doanh nghiệp chịu tác động mạnh từ mức thuế 46% là dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất… Mức thuế mới này sẽ khiến các đơn hàng giảm sút, ảnh hưởng lợi nhuận.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất điện tử xuất khẩu có thể mất lợi thế cạnh tranh.

Về ngành sắt thép, việc Mỹ áp thuế cao sẽ làm giảm xuất khẩu thép Việt Nam, dù thị trường nội địa vẫn có sức tiêu thụ tốt.

Liệu các doanh nghiệp FDI có thể rút khỏi Việt Nam không?

Lo ngại về sự rút lui của các tập đoàn FDI là có, nhưng không quá đáng ngại. Việt Nam vẫn có lợi thế về chi phí lao động thấp, vị trí địa lý chiến lược và môi trường đầu tư hấp dẫn.

Nhà đầu tư cần thận trọng với nhóm cổ phiếu xuất khẩu, nhưng không nên hoảng loạn. Các ngành công nghệ, logistics, tài chính, bất động sản khu công nghiệp và nông sản chế biến sẽ là điểm sáng trong thời gian tới.

Nếu FDI rời đi, họ cũng không thể quay lại Trung Quốc vì mức thuế tại đây còn cao hơn.

Các tập đoàn lớn như Apple, Samsung, LG, Intel… có thể tìm cách tối ưu chuỗi cung ứng thay vì rời bỏ Việt Nam hoàn toàn. Thay vì rút lui, nhóm doanh nghiệp FDI sẽ tái cấu trúc sản xuất, tối ưu chi phí, và mở rộng thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ.

Việt Nam không chỉ đối phó, mà phải bứt phá!

Vậy theo ông, liệu có ngành nào có thể hưởng lợi trong bối cảnh này?

Đầu tiên là công nghệ, AI, chip bán dẫn. Nếu Việt Nam tập trung vào R&D và sản xuất chip bán dẫn, AI, các doanh nghiệp công nghệ sẽ hưởng lợi lớn, có cơ hội phát triển mạnh nếu đầu tư vào lĩnh vực này.

Thứ hai là nhóm logistics và cảng biển. Nếu doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới, nhu cầu logistics sẽ tăng mạnh. Các doanh nghiệp vận tải, cảng biển sẽ hưởng lợi từ sự tái cơ cấu thương mại.

Thứ ba là nông sản chế biến, thủy sản nếu chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu sẽ giúp nâng cao giá trị. Các doanh nghiệp thủy sản có thể tìm kiếm thị trường mới thay vì quá phụ thuộc vào Mỹ.

Thứ tư, nhóm bất động sản khu công nghiệp. Dù FDI có thể chững lại trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuối cùng là ngành tài chính, ngân hàng. Nếu Việt Nam tập trung vào phát triển trung tâm tài chính khu vực, ngành ngân hàng sẽ hưởng lợi lớn từ dòng vốn đầu tư.

Chúng ta không chỉ vượt qua thách thức này, mà còn tận dụng nó để vươn lên mạnh mẽ.

Xin cảm ơn ông.

Cát Lam

FILI

- 11:20 03/04/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 16/04: Giằng co?

BETA cho rằng dù có tín hiệu hồi phục nhất định, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn mang tính giằng co và chưa đủ cơ sở xác nhận sự đảo chiều mạnh.

Ngoài giảm thâm hụt thương mại, đòn thuế của Tổng thống Trump còn mục đích nào khác?

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 14/04, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ xoay quanh...

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất...

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...

KBSV Research hạ dự báo VN-Index cuối năm 2025 về còn 1,100 điểm

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2025, Khối phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV Research) giảm mạnh dự báo vùng điểm hợp lý của...


Hotline: 0908 16 98 98