Phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến

15/04/2025 11:37
15-04-2025 11:37:00+07:00

Phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến

Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2045, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.

DNNN nộp ngân sách gần 400,000 tỷ đồng

Trình bày báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, năm 2024, tổng tài sản của 671 DNNN (473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) đạt trên 5.6 triệu tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2023; vốn chủ sở hữu đạt gần 3 triệu tỷ đồng, tăng 61%, tổng doanh thu đạt gần 3.3 triệu tỷ đồng, tăng 24%, lợi nhuận trước thuế gần 227.5 ngàn tỷ đồng, tăng 8% và nộp NSNN gần 400 ngàn tỷ đồng, tăng 9%.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm trình bày báo cáo tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm, các DNNN trong lĩnh vực công nghệ số, VNPT và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số cho các cơ quan của Chính phủ và nhiều địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; phát triển và ứng dụng thành công các sản phẩm chuyển đổi số về dịch vụ khách hàng… Viettel đã đang thực hiện mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ, kinh doanh toàn cầu, thực hiện thắng lợi chuyển đổi số, tiên phong kiến tạo xã hội số và là nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Nhóm "Big 4" các ngân hàng lớn nhất Việt Nam cũng chuyển đổi số mạnh mẽ trong nhiều năm qua; Vietcombank, Agribank… đều triển khai ngân hàng số, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt trên hệ thống dịch vụ ngân hàng số hiện đại…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, DNNN vẫn còn một số tồn tại trong việc thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh, khoa học công nghệ còn hạn chế; công cụ quản trị kinh doanh còn chậm đổi mới, chưa làm chủ công nghệ lõi trong chuyển đổi số.

Phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến

Để phát huy vai trò của DNNN tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững, Bộ Tài chính đề xuất các cơ quan, doanh nghiệp cần tập trung một số giải pháp chủ yếu.

Lãnh đạo các bộ, ngành dự Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đó là tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Tập trung hoàn thiện các quy định để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về chuyển đổi số; đồng bộ các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, logistic và hạ tầng thông minh...

Tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, ưu tiên phát triển trồng trọt tuần hoàn, phát thải carbon thấp. Các DNNN trong ngành dịch vụ cần dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh. Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng doanh nghiệp công nghệ trong nước triển khai các nhiệm vụ nội địa hóa các công nghệ nền tảng và các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số như Cloud, AI, BigData,…và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này nghiên cứu.

Xây dựng cơ chế giúp DNNN tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm… của nhà nước để có nguồn kinh phí triển khai thử nghiệm các công nghệ mới, đổi mới mô hình hoạt động với độ rủi ro cao.

Xây dựng cơ chế giúp DNNN có thể xây dựng cơ chế lương, thưởng theo từng đặc thù công việc và linh hoạt theo nhu cầu thị trường.

Xây dựng chương trình khung chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ hợp tác, phối hợp với các DNNN triển khai các giải pháp chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu và năng lực bảo mật và an toàn dữ liệu, chống tấn công mạng.

Về các nhiệm vụ trọng thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho rằng, các DNNN cần bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện chuyển đổi số với tiến độ cụ thể. Triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hóa các công nghệ nền tảng và các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số như Cloud, AI, BigData,… Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ mới, dịch vụ mới (5G, AI); chú trọng kiên cố, bền vững hạ tầng mạng lưới, phòng chống thiên tai; ưu tiên, mở rộng hạ tầng cho công nghiệp sản xuất, công nghiệp công nghệ cao; tiếp tục triển khai các dự án xây dựng cơ bản lớn, quan trọng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2045, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.

Bộ Tài chính sẽ khẩn trương xây dựng các Nghị định hướng Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí ít nhất 15% NSNN chi sự nghiệp khoa học phục vụ nghiên cứu công nghệ chiến lược.

Nhật Quang

FILI

- 10:35 15/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt...

Doanh nghiệp nội địa chưa được đối xử công bằng

GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ rõ sự bất hợp lý trong ưu đãi đầu tư: “Chúng ta đang dành quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa, lực lượng...

Đề xuất dự án dùng dưới 50% vốn ngân sách không cần đấu thầu

Theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Đấu thầu, đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng dưới 50% vốn ngân sách và các dự án đầu tư khác, doanh nghiệp nhà nước tự quyết...

Lãnh đạo TPHCM cam kết đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 30% vào cuối quý 2

Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường thừa...

Mỹ đánh giá cuộc điện đàm về thuế quan với Việt Nam là hiệu quả

Thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết cuộc họp trực tuyến về thuế quan giữa Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Greer và Bộ trưởng Công thương Việt Nam...

Luật đầu tư mới mở đường cho dòng vốn tư nhân vào hạ tầng TPHCM

Với những cải cách mạnh mẽ như phân quyền cho địa phương, rút gọn quy hoạch và đơn giản đấu thầu, Luật số 57/2024/QH15 được xem là chìa khóa để TPHCM thu hút đầu tư...

Chính phủ tăng cường tham vấn chuyên gia trong điều hành chính sách phát triển

Tại phiên họp đầu tiên với Hội đồng Tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên đóng góp chất lượng, góp phần hoàn thiện các định hướng lớn...

Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét khách quan vụ áp thuế pin mặt trời

Sau khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại...

Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?

Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện...

Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án Điện mặt trời Long Thành 1

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 lãnh đạo và cán bộ liên quan đến Dự án Điện mặt trời Long Thành 1.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98