Quốc hội sẵn sàng xem xét các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ

14/04/2025 12:02
14-04-2025 12:02:00+07:00

Quốc hội sẵn sàng xem xét các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ

Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 14/4.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tiếp nối thành công của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Theo chương trình, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong thời gian 9 ngày, chia thành 02 đợt, để cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung tại phiên họp, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác và 08 nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời, cho ý kiến, xem xét, quyết định bằng văn bản đối với 05 nhóm nội dung khác.

Đặc biệt, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị: sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

“Việc sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng với khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo Kết luận số 126, 127 của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bên cạnh những nội dung chính thức đã được đưa vào chương trình, còn rất nhiều nội dung trong chương trình dự phòng cần xem xét để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan đang rất nỗ lực triển khai các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực để chủ động ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ với Việt Nam. "Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế, như liên quan đến các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ,...”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Quang cảnh phiên họp thứ 44 của Thường vụ Quốc hội

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ 9 là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, theo chương trình kỳ họp đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 30 luật và 07 nghị quyết, cho ý kiến 06 dự án luật, chưa kể rất nhiều các luật, nghị quyết khác đang được Chính phủ, các cơ quan tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp. Một số dự án luật vẫn thực hiện theo quy trình cũ theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trong khi nhiều dự án luật sẽ thực hiện theo quy trình lập pháp mới theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; do đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý, bám sát quy định của pháp luật để triển khai công việc.

“Dù việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật thuộc trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay của cơ quan trình thì cơ quan soạn thảo và các cơ quan thẩm tra đều cần phải phối hợp thật chặt chẽ, rà soát kỹ lưỡng, trao đổi trên tinh thần xây dựng, cố gắng đạt sự đồng thuận cao đối với các nội dung lớn trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua là hội nghị lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử. “Chính phủ cụ thể hóa trình Quốc hội, với trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trách nhiệm với Quốc hội, chúng ta phải làm hết sức mình để thực hiện nghị quyết của Đảng. Chúng ta bàn bạc trên tinh thần thấu tình, đạt lý và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để giải quyết các kiến nghị, đề xuất mà Chính phủ trình Quốc hội để xem xét, giải quyết một cách nhanh nhất, tốt nhất, đảm bảo năm 2025 là chúng ta tăng trưởng được 8%”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Khẳng định với tinh thần sẵn sàng ủng hộ, đồng hành cùng Chính phủ, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết đến nay, các cơ quan thẩm tra của Quốc hội vẫn chưa nhận được hồ sơ tài liệu của nhiều nội dung, nhất là các nội dung về kinh tế - tài chính ngân sách. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phải thật khẩn trương chuẩn bị những nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ đề ra, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.

Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phải hoàn thành việc xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; đồng thời, cho ý kiến để trình Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và hoàn thành các nội dung theo Chương trình công tác Quý 2 đã được ban hành.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khối lượng công việc là rất lớn, đang gây quá tải cho cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Do đó đề nghị đối với những nội dung chưa gấp, không liên quan đến sắp xếp bộ máy, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, Chính phủ cân nhắc chưa bổ sung vào Kỳ họp này hoặc phải chuẩn bị hoàn thiện thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng mới đề nghị bổ sung.

”Đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, do phiên họp kết thúc sát ngày khai mạc Kỳ họp nên ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung, các cơ quan cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện, bám sát định hướng của Hội nghị Trung ương 11, kịp thời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Nhật Quang

FILI

- 11:00 14/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy, theo...

Tỷ phú Trần Đình Long: "Muốn nuôi doanh nghiệp lớn, không thể chỉ nói khuyến khích"

Tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất cần chính sách cụ thể và cơ chế đặt hàng rõ ràng từ Nhà nước. Ông cho...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: 'Chưa dám đề xuất tăng lương cơ sở năm 2026'

"Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng trong diện sắp xếp tinh gọn bộ máy là rất lớn nên chúng tôi chưa dám đề xuất năm 2026 điều chỉnh mức lương cơ sở và các đối...

50 năm non sông liền một dải - Bài 9: Định vị thương hiệu y tế TPHCM trên bản đồ thế giới

50 năm qua, đồng hành với sự phát triển của TPHCM, ngành y tế thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm...

Bộ Tài chính: Sau sắp xếp đơn vị hành chính, trụ sở dôi dư ưu tiên làm trường học, bệnh viện

Bộ Tài chính vừa có văn bản 489 hướng dẫn bổ sung về việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công; khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính. Văn bản nêu rõ...

'Cần những kênh đầu tư mới để phát triển trung tâm tài chính quốc tế'

Để thúc đẩy hoạt động trung tâm tài chính quốc tế, tiệm cận với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, Việt Nam cần những sản phẩm tài chính mới, theo...

Phê duyệt Quy hoạch điện 8 điều chỉnh: Phát triển tối đa điện tái tạo

Ngày 15/04/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến...

Thủ tướng: Phải từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư về gỡ các điểm nghẽn thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn...

50 năm non sông liền một dải - Bài 8: Dấu mốc đại lộ nối liền đôi bờ thành phố

“Một buổi sáng tháng 9-2009 trong lành, nắng rải những vệt vàng ấm áp trên mặt đường phẳng lì, nơi đại lộ Đông Tây chính thức được thông xe. Tại khu vực cầu Nước...

Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới: Làm sao thoát bẫy thu nhập trung bình?

Giáo sư Lâm Nghị Phu, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ bí quyết thoát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98