Sau sáp nhập, hình thành 'siêu' thành phố quy mô 2,5 triệu tỷ, góp 26% ngân sách

14/04/2025 15:54
14-04-2025 15:54:00+07:00

Sau sáp nhập, hình thành 'siêu' thành phố quy mô 2,5 triệu tỷ, góp 26% ngân sách

Sau khi sáp nhập, một 'siêu thành phố' sẽ hình thành, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia.

Tại Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, Trung ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM, lấy tên là TPHCM. Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM hiện nay. Cả ba địa phương này đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta.

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, TPHCM sẽ trở thành “siêu thành phố” với các chỉ số kinh tế đứng đầu cả nước.

Theo số liệu sơ bộ của Cục Thống kê, quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2023 của TPHCM đạt hơn 1,613 triệu tỷ đồng, gấp gần 3,4 lần GRDP của tỉnh Bình Dương (477.119 tỷ đồng) và gấp 3,9 lần GRDP của Bà Rịa - Vũng Tàu (410.221 tỷ đồng).

Tổng GRDP của 3 địa phương này ước đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 24,22% trong tổng quy mô kinh tế của cả nước năm 2023.

Về thu ngân sách nội địa năm 2023, TPHCM sơ bộ đạt khoảng 302.419 tỷ đồng, Bình Dương đạt 53.246 tỷ đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu là 39.445 tỷ đồng.

So với tổng thu ngân sách nội địa cả nước năm 2023 theo báo cáo của Bộ Tài chính công bố, thì 3 địa phương này chiếm khoảng gần 26,86%. 

Về GRDP bình quân đầu người, theo thống kê sơ bộ năm 2023, cả 3 địa phương này đều có GRDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của cả nước (102,9 triệu đồng/người/năm). 

Cụ thể, GRDP bình quân đầu người của TPHCM đạt 170,6 triệu đồng/người/năm, Bình Dương đạt 169 triệu đồng/người/năm. 

Trong khi đó, GRDP bình quân đầu người của Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 345,4 triệu đồng/người/năm, gấp khoảng 3,36 lần mức bình quân cả nước, gấp 2 lần TPHCM và gấp 2,04 lần Bình Dương.

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), số liệu sơ bộ năm 2023, TPHCM có 1.234 dự án FDI được cấp phép với vốn đăng ký là 5,985 tỷ USD; Bình Dương có 140 dự án, vốn FDI đăng ký là 646 triệu USD và Bà Rịa - Vũng Tàu có 21 dự án với vốn đăng ký gần 1,376 tỷ USD.

Tổng vốn FDI đăng ký đầu tư của 3 địa phương này trong năm 2023 đạt hơn 8 tỷ USD, chiếm 20,34% trong tổng vốn FDI đăng ký đầu tư của cả nước.

(Bài viết sử dụng dữ liệu thống kê sơ bộ tại Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2019-2023”; Số liệu kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2010-2023 của Cục Thống kê).

Tâm An

VietNamNet

- 14:52 14/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhân sự Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn...

WB: Dù khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định

Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4%...

Chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm nên sự phát triển thần kỳ của Việt Nam

Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ sau đổi mới, Việt Nam đã đưa được hàng chục triệu người thoát cảnh đói nghèo, ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế cả về mặt...

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98