Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc về thể chế để giải phóng sức sản xuất

13/04/2025 17:32
13-04-2025 17:32:00+07:00

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc về thể chế để giải phóng sức sản xuất

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là điểm nghẽn lớn nhất nhưng cũng dễ tháo gỡ nhất, và yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện 6 dự án, dự thảo luật, nghị quyết để trình Quốc hội trong tháng 5/2025.

Ngày 13/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội với sự tham dự của các Phó Thủ tướng, thành viên Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược. "Thể chế hiện là điểm nghẽn lớn nhất, là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất, dễ chuyển từ trạng thái khó khăn, vướng mắc sang trạng thái có thể cạnh tranh, đưa thể chế trở thành lợi thế cạnh tranh", Thủ tướng nêu rõ.

6 văn bản được đưa ra thảo luận gồm: dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi Luật Quốc tịch; Nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; và Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Riêng từ đầu năm 2025, đã có 3 phiên họp chuyên đề, xem xét 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc trong tháng 5, Chính phủ sẽ trình 35 luật và nghị quyết quy phạm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại phiên họp, với dự án sửa đổi Bộ luật Hình sự, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định hình phạt tử hình, mức phạt tiền, xử lý tội phạm công nghệ cao và xử lý vi phạm trong triển khai mô hình kinh doanh mới, thử nghiệm ứng dụng công nghệ.

Về Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, các thành viên Chính phủ quan tâm đến tổ chức bộ máy và thẩm quyền điều tra của các lực lượng. Đối với Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế, các đại biểu thảo luận các chính sách đặc thù, mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế thu hút nhân lực chất lượng cao.

Đối với Luật Xử lý vi phạm hành chính, các ý kiến tập trung vào phân cấp, phân quyền trong thẩm quyền xử phạt. Với Luật Quốc tịch, thảo luận xoay quanh việc tạo thuận lợi cho nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam. Về Nghị quyết phát triển nhà ở xã hội, các thành viên thảo luận các giải pháp cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của các Bộ Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng trong việc chuẩn bị các dự án luật và nghị quyết. Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Về dự án sửa đổi Bộ luật Hình sự, Thủ tướng yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, vừa bảo vệ quyền con người, vừa có chế tài đủ sức răn đe tội phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

"Cần tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, bỏ tư duy 'không quản được thì cấm', thực hiện 'không biết thì không quản', giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi; cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, đảm bảo rõ trách nhiệm, thẩm quyền, thời gian, tiến độ để luật có hiệu lực được thực hiện hiệu quả.

Đối với dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành và so với quốc tế.

Tử Kính

FILI

- 16:30 13/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm nên sự phát triển thần kỳ của Việt Nam

Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ sau đổi mới, Việt Nam đã đưa được hàng chục triệu người thoát cảnh đói nghèo, ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế cả về mặt...

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...


Hotline: 0908 16 98 98