VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu thủy sản từ Mỹ về 0%

04/04/2025 23:05
04-04-2025 23:05:17+07:00

VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu thủy sản từ Mỹ về 0%

Ngày 03/04/2025, VASEP có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về việc Hoa Kỳ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – tác động tiêu cực tới ngành thủy sản và đề xuất, kiến nghị của VASEP.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu mức thuế cao nhất, lên tới 46%. Mức thuế này chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong đó đặc biệt ngành thủy sản.

Theo thống kê nhanh, sơ bộ và chưa đầy đủ của VASEP trong buổi sáng ngày 03/04 ngay khi có thông tin Mỹ áp mức thuế cao 46%, hiện có khoảng 37,500 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ, khoảng 31,500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5/2025, với nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm 2025 khoàng 38,500 tấn. Đây là những con số sơ bộ vô cùng lớn với ngành thủy sản, không chỉ là tài sản của bà con nông-ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam làm ra mà điều quan trọng hơn là sinh kế và những đầu tư, kế hoạch sản xuất đã chuẩn bị để cung ứng cho thị trường Mỹ bị đe dọa.

VASEP cho rằng sự không rõ ràng trong chính sách hiện tại dẫn đến các khả năng, nếu Hải quan Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng (sau 09/04/2025), các lô hàng đang vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%. Điều này gây thiệt hại lớn vì DN đã ký hợp đồng đồng theo phương thức DDP (trả thuế và giao hàng cho khách hàng tại Mỹ) với giá dựa trên mức thuế hiện tại (thường 0% hoặc 5.5-7% do thuế chống bán phá giá).

Ví dụ: Một lô tôm 500,000 USD, trước đây chịu thuế 5% (25,000 USD), giờ có thể chịu thuế 46% (230,000 USD), tăng thêm 205,000 USD chi phí quá lớn và không lường trước.

Với mức thuế 46%, cao hơn nhiều so với mức thuế áp cho các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh, thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị trường quan trọng nhất này, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ vì các nước xuất khẩu thủy sản khác đều có mức thuế thấp hơn nhiều so với Việt Nam (Ấn Độ 26%, Ecuador 10%, Indonesia 32%, Thái Lan 36%...).

Trước tình thế khẩn cấp này, Hiệp hội VASEP báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các Quý Bộ có phương án đàm phán với Chính phủ Mỹ sớm nhất để giúp ngành thủy sản một số nội dung quan trọng. Trong đó, xác định thống nhất mốc thời gian áp dụng mức thuế nhập khẩu mới với Chính phủ Mỹ và đề nghị Chính phủ Mỹ thông báo cho cơ quan Hải quan Mỹ áp dụng mốc thời gian "load onto vessels" là ngày xuất khẩu được xác định trên vận đơn B/L".

Đàm phán điều chỉnh giảm mức thuế xuống mức phù hợp nhất, dựa trên thực tế là Việt Nam không thao túng tiền tệ; thặng dư thương mại là kết quả của chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong đó có nhiều sản phẩm, nhãn hàng có sự tham gia của một số doanh nghiệp Mỹ; nông thủy sản là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân nên đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét mức thuế phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Hoa Kỳ; trong chuỗi cung ứng của ngành nuôi trồng thủy sản, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu hàng ngàn tấn khô đậu tương từ Mỹ với mức thuế nhập khẩu hiện nay là 0%.

Theo đó, đàm phán với Chính phủ Mỹ không áp mức 46% lên tất cả mặt hàng, cần tách riêng mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo danh mục hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế tương ứng.

Chính phủ Việt Nam xem xét chủ động giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hoá là thuỷ sản được nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó đặc biệt chú ý tới các sản phẩm chủ lực như tôm, cá ngừ… Vì thực tế nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Mỹ là không đáng kể và thậm chí gần như không có (ví dụ: cá ngừ). Việc này để có cơ sở đàm phán và đề nghị phía Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu đối ứng là 0% tương tự phía Việt Nam áp dụng cho Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm khoảng 2 tỷ USD sang Hoa Kỳ, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường này đang không chỉ giữ thị phần số 1 mà còn có tính định hướng cao đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Trong đó, 70% các sản phẩm xuất khẩu là thủy sản nuôi trồng (tôm, cá tra, nhuyễn thể, cá nước ngọt khác) đang gắn với sinh kế của hàng trăm nghìn nông dân tại các địa phương. Tương tự, 30% sản phẩm xuất khẩu là từ hải sản khai thác, là sinh kế, nguồn sống của hàng trăm ngàn ngư dân Việt Nam. Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu số 1 của tôm, cá ngừ, thị trường số 2 của cá tra Việt Nam.

Hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ với những đơn hàng lớn, giá trị cao. Trong bối cảnh cạnh tranh cao và thuế chống bán phá giá, phương thức vận chuyển hàng thủy sản chủ yếu là DDP (giao hàng tận kho) khi xuất khẩu sang Mỹ, nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải trả toàn bộ chi phí (vận chuyển, bảo hiểm, thuế) trước khi giao hàng và chờ thanh toán từ đối tác Mỹ.

Do vậy, mức thuế mới khiến cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hoang mang lo ngại về khả năng mất thị trường lớn này và cả những thiệt hại to lớn với nhiều lô hàng đang trên đường vận chuyển tới Mỹ có thể bị áp mức thuế cao 46%.

Chủ tịch Sao Ta nói về thuế đối ứng của Trump với ngành thủy sản: Không thể lường nổi!

Thu Minh

FILI

- 22:03 04/04/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều dự án điện khí LNG chậm tiến độ, cẩn trọng thêm nguồn điện tái tạo

Bộ Công Thương vừa có những giải trình về Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó đề cập đến việc phân bổ các dự án điện khí LNG và chưa xem xét các dự án điện tái...

TP HCM đã chuẩn bị kịch bản "tệ nhất" khi Mỹ giữ nguyên mức thuế đối ứng 46%

Nhận định khả năng Mỹ đưa về thuế đối ứng 0% rất khó nên chắc chắn doanh nghiệp, người lao động sẽ bị tác động bởi thuế quan mới của Mỹ.

Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông

Ứng phó với việc Mỹ muốn áp thuế 46% hàng hoá Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng quy mô 11 tỷ USD không ngồi im, đẩy mạnh đàm phán và toả đi khắp các...

Sự khác nhau giữa xuất xứ hàng hóa và khái niệm “Made in Viet Nam”

Một lô hàng quần áo gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa chắc đã có chứng nhận xuất xứ của Việt Nam và ngược lại, một lô hàng quần áo có C/O của Việt Nam nhưng có thể...

Dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2: Nhà thầu mang tiền tạm ứng gửi tiết kiệm

Ban Y tế trọng điểm đã tạm ứng cho Công ty CP Hồng Hà (gói thầu XDVĐ-01) số tiền hơn 185 tỷ đồng. Nhưng sau đó công ty này sử dụng sai mục đích 145 tỷ đồng, mang...

Chủ động ứng phó, kiểm soát chặt xuất xứ hàng hóa

Việc tái cấu trúc sẽ giúp Việt Nam định vị lại vai trò trong chuỗi thương mại toàn cầu và chuyển biến cú sốc thuế quan thành sức bật.

Những tỉnh thành, ngành kinh tế ảnh hưởng thuế quan Mỹ lớn nhất

Kinh doanh thủy hải sản ảnh hưởng lớn đến khu vực Tây Nam Bộ. Sản xuất điện tử ảnh hưởng đến các địa phương Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng. Sản xuất...

Amcham Việt Nam kiến nghị Mỹ nêu rõ yêu cầu để đàm phán về thuế quan

Amcham Việt Nam kêu gọi những công ty tham gia nhập khẩu hàng Mỹ có đề xuất cụ thể hơn nhằm tăng lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Phó Thủ tướng: Xây dựng thỏa thuận với Mỹ theo hướng nâng cấp Hiệp định thương mại song phương

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách...

Trung tâm tài chính ở TPHCM, Đà Nẵng sẽ khác gì Singapore, Hồng Kông?

Trung tâm tài chính tại Việt Nam sẽ tập trung vào các lĩnh vực ngách chiến lược phù hợp thay vì trùng lắp với Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc).


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98