Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghiệp đường sắt vào năm 2045

06/04/2025 23:02
06-04-2025 23:02:00+07:00

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghiệp đường sắt vào năm 2045

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất đầu máy, toa xe và hình thành hệ sinh thái công nghiệp đường sắt vào năm 2045. Đây là định hướng chiến lược trong kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển hệ thống đường sắt là then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy kết nối vùng và hội nhập quốc tế. Đường sắt có nhiều ưu điểm như vận tải khối lượng lớn, chi phí thấp, an toàn và thân thiện môi trường. Mục tiêu đến năm 2030-2045, Việt Nam phải làm chủ công nghệ sản xuất toa xe, đầu máy và phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Theo chỉ đạo, các dự án trọng điểm như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái, cùng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được ưu tiên triển khai. Đây là cơ hội để Việt Nam nắm bắt công nghệ, hình thành ngành công nghiệp đường sắt nội địa.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa các nguồn lực, trong đó có ngân sách, vốn vay ODA, trái phiếu và khai thác quỹ đất theo hình thức TOD. Đồng thời, cần xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật, cơ chế chính sách đặc thù, quy trình chỉ định thầu, cùng đội ngũ tổng công trình sư đủ năng lực.

Đến năm 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt (làm chủ sản xuất toa xe, đầu máy và hệ sinh thái liên quan công nghiệp đường sắt...)

Ban Chỉ đạo phải xác định rõ trách nhiệm, làm việc khẩn trương, minh bạch, tránh lãng phí. Các địa phương được giao chủ đầu tư công tác giải phóng mặt bằng cần chủ động bố trí vốn và phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành. Bộ Xây dựng được giao chủ trì đôn đốc các địa phương, kịp thời báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn.

Về mặt pháp lý, các bộ, ngành liên quan cần gấp rút xây dựng, trình Chính phủ các nghị định, cơ chế đặc thù cho từng nhóm nhiệm vụ, hoàn thành trong quý 1/2025. Các nội dung bao gồm quy trình thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED), cơ chế lựa chọn doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghệ, sử dụng rừng phục vụ thi công, và phát triển khoa học công nghệ đường sắt.

Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt; Bộ Xây dựng làm Đề án đào tạo nguồn nhân lực; Bộ Tài chính lập phương án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng mô hình tập đoàn. Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy hoạch các cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu đào tạo chuyên ngành đường sắt.

Thủ tướng đồng ý với đề xuất tăng vốn điều lệ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và giao cơ quan chức năng hướng dẫn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp này cũng được giao chủ động lập hồ sơ dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt phục vụ các dự án trọng điểm.

Với dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong tháng 4/2025 và khởi công vào tháng 12 cùng năm. Bộ Xây dựng sẽ khởi công ga Lào Cai mới và các khu tái định cư trong năm. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính đàm phán Hiệp định vay với phía Trung Quốc, hoàn tất trong tháng 11/2025.

Đối với tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái, các cơ quan liên quan được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ để triển khai đồng bộ. Riêng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, mục tiêu là khởi công cuối năm 2026. Bộ Xây dựng được giao đề xuất cơ chế chỉ định thầu trong tháng 4, báo cáo Quốc hội vào tháng 5.

Tại 2 đô thị lớn, UBND Hà Nội và TPHCM cần triển khai Nghị quyết 188/2025/QH15, xác định rõ tiến độ, nguồn vốn và cơ chế chính sách cho các tuyến metro, đồng thời có trách nhiệm tham gia phát triển công nghiệp đường sắt quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xem xét phê duyệt tuyến số 3 ga Hà Nội – Yên Sở và điều chỉnh nguồn vốn với tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương. Các bộ ngành phải phối hợp chặt chẽ để hoàn tất các thủ tục trong tháng 4–6/2025, góp phần thúc đẩy hiện đại hóa hạ tầng giao thông, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên đường sắt mới.

Tử Kính

FILI

- 22:00 06/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp nội địa chưa được đối xử công bằng

GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ rõ sự bất hợp lý trong ưu đãi đầu tư: “Chúng ta đang dành quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa, lực lượng...

Đề xuất dự án dùng dưới 50% vốn ngân sách không cần đấu thầu

Theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Đấu thầu, đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng dưới 50% vốn ngân sách và các dự án đầu tư khác, doanh nghiệp nhà nước tự quyết...

Lãnh đạo TPHCM cam kết đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 30% vào cuối quý 2

Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường thừa...

Mỹ đánh giá cuộc điện đàm về thuế quan với Việt Nam là hiệu quả

Thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết cuộc họp trực tuyến về thuế quan giữa Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Greer và Bộ trưởng Công thương Việt Nam...

Luật đầu tư mới mở đường cho dòng vốn tư nhân vào hạ tầng TPHCM

Với những cải cách mạnh mẽ như phân quyền cho địa phương, rút gọn quy hoạch và đơn giản đấu thầu, Luật số 57/2024/QH15 được xem là chìa khóa để TPHCM thu hút đầu tư...

Chính phủ tăng cường tham vấn chuyên gia trong điều hành chính sách phát triển

Tại phiên họp đầu tiên với Hội đồng Tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên đóng góp chất lượng, góp phần hoàn thiện các định hướng lớn...

Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét khách quan vụ áp thuế pin mặt trời

Sau khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại...

Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?

Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện...

Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án Điện mặt trời Long Thành 1

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 lãnh đạo và cán bộ liên quan đến Dự án Điện mặt trời Long Thành 1.

Công ty con của hãng thời trang H&M chuẩn bị xây nhà máy tỷ đô tại Việt Nam

SYRE - công ty con của Tập đoàn thời trang H&M và Công ty Đầu tư công nghệ Vargas của Thụy Điển - vừa công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD xây dựng tổ hợp tái chế vải...


Hotline: 0908 16 98 98