Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân : Có cần đạo luật riêng ?

24/03/2010 06:54
24-03-2010 06:54:52+07:00

Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân : Có cần đạo luật riêng ?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Từ thực tế kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới việc hình thành và phát triển tập đoàn không cần phải chờ quy định pháp luật mà xuất phát từ bản thân nhu cầu phát triển kinh tế.

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đề nghị dùng từ tập đoàn kinh tế đại chúng thay vì tư nhân để rõ nghĩa hơn bản chất của tập đoàn kinh tế của khu vực tư nhân

Vì vậy không cần thiết có một đạo luật riêng về Tập đoàn kinh tế tư nhân mà quan trọng hơn là sớm thiết lập một môi trường pháp lý thuận lợi cho các DN trên con đường vươn lên thành tập đoàn.

Hiện nay rất nhiều DN ngoài quốc doanh có từ tập đoàn ở trước tên Cty cho thấy xu hướng mong muốn, khát vọng của lãnh đạo các DN đưa DN của mình trở thành các tập đoàn kinh tế. Nhiều mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển: như Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Mai Linh, Phú Thái Group, Saigon Invest Group, Đồng Tâm... Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Nhưng bản thân từ “tập đoàn” đặt vào tên DN không tạo thành tập đoàn, mà có thể gây nhầm lẫn. Vậy đâu là điểm yếu và các DN VN cần xây dựng và phát triển tập đoàn trên cơ sở nào ?

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT kể một câu chuyện: Giai đoạn đầu khi chúng tôi đi tiếp thị sản phẩm phần mềm ở nước ngoài, sau một hồi nghe lãnh đạo FPT giới thiệu đối tác đưa ra câu hỏi khá bất ngờ: Ở nước ông có điện không ? Mình đi tiếp thị phần mềm mà họ lại hỏi có điện không ? Nhưng điều đó khá logic bởi trong con mắt của họ, VN vẫn là một nước khá lạc hậu. Nó cũng cho thấy một trong những trở ngại lớn nhất để các DN VN vươn ra thế giới và trở thành các tập đoàn lớn là chúng ta chưa có thương hiệu quốc gia.

Thế nào là tập đoàn ?

Theo ông Phan Đức Hiếu -Chuyên gia kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: Hiện nay, không có một khái niệm thống nhất về tập ở các quốc gia và giữa các ngành luật trong cùng một quốc gia. Đa số các nước, không định nghĩa thế nào là tập đoàn, mà chỉ có định nghĩa thế nào là Cty con. Có cách tiếp cận khác nhau về tập đoàn, tuỳ vào quốc gia; trong quốc gia tuỳ vào ngành luật và vấn đề điều chỉnh. Nhìn chung quy định pháp luật dừng lại ở việc quy định chế tài theo đó, coi tập đoàn như một định chế rủi ro. Không có hướng dẫn thành lập, tổ chức tập đoàn. Tập đoàn là “tập hợp” hoặc “nhóm” các Cty; không phải là một thực thể độc lập (không có thủ tục thành lập). Các Cty trong nhóm thường có mối quan hệ chặt chẽ (chi phối sở hữu hoặc quản lý). Không phải là một tập hợp cố định mà có tính chất đan xen. Thực tế: tập đoàn không hình thành một lúc (quá trình dần dần); tập đoàn ảnh hưởng bởi yếu tố: lịch sử, văn hoá, quan hệ gia đình, truyền thống, phong tục...

Cũng theo ông Hiếu: Thực ra trong Luật DN cũng đã đề cập đến khái niệm Tập đoàn nhưng khái niệm tập đoàn theo Luật DN không rõ ràng, định nghĩa theo hướng viện dẫn và nếu theo suy luận thông thường thì nhóm Cty bằng tập đoàn, tập đoàn bằng Cty mẹ-con và bằng tổ hợp kinh doanh có 2 cấp DN. Chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển tập đoàn chưa rõ... Từ thực tế kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới việc hình thành và phát triển tập đoàn không cần phải chờ quy định pháp luật (bản chất kinh tế). Các chính chính sách chỉ nên tập trung định hướng sự phát triển và cách thức tổ chức tập đoàn.

Mô hình nào ?

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội DNT VN cho biết: “Hiện tại, Trung ương Hội DNT VN đang gấp rút xây dựng dự thảo về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân. Trong đó tập trung vào ba vấn đề chính: kinh nghiệm quốc tế, những đặc trưng của kinh tế VN và vai trò các tác nhân có liên quan (của Nhà nước, DN và của Hội). Mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới rất đa dạng. Ở các nước như Hoa Kỳ hay các nước Châu Âu, thông thường tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành thông qua quá trình sáp nhập hoặc mở rộng ra thành cấu trúc tập đoàn. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc do phát triển sau nên họ không đi lại con đường dài như của Hoa Kỳ hay Châu Âu để hình thành mô hình tập đoàn kinh tế. Họ phải có sự dẫn dắt của nhà nước để những tập đoàn đó đi đúng quy luật thị trường, phát triển nhanh hơn. Vai trò của nhà nước là xây dựng khung pháp luật, các thể chế, chính sách thúc đẩy tập đoàn kinh tế phát triển. Việc đầu tư phát triển tập đoàn sẽ tạo sức bật rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Trên thế giới hiện chỉ có ba nước có quy định riêng điều chỉnh tập đoàn: Đức, Bồ Đào Nha và Brazil. Cách tiếp cận trước đây coi tập đoàn là một thực thể rủi ro vì vậy phải đưa ra các quy định mang tính bảo vệ.  Xu hướng ngày nay quy định theo hướng hỗ trợ việc hình thành, phát triển tập đoàn giúp cho tập đoàn “hiện hữu” hơn, minh bạch hơn.

Có thể thấy một điều là các tập đoàn kinh tế tư nhân ở VN vẫn đang tiếp tục hình thành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, với bản chất kinh tế như công cụ tăng hiệu quả kinh doanh của DN, tập đoàn kinh tế của khu vực tư nhân của VN sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng chung của  thế giới. Mấu chốt mà các DN, và cả các nhà hoạch định chính sách đang quan tâm là làm sao để con đường hình thành tập đoàn kinh tế của khu vực tư nhân đi nhanh hơn, thuận lợi hơn trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập để tạo nên các đầu tàu, các thương hiệu VN tầm cỡ quốc tế.

Chính phủ đã có Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, vậy có cần thiết có một văn bản pháp lý về sự ra đời của tập đoàn kinh tế tư nhân ? Theo ông Trương Gia Bình: Không cần thiết phải có một văn bản mang tính chất hành chính về sự ra đời của tập đoàn kinh tế tư nhân mà chỉ cần Luật DN là có thể giải quyết được. Sở dĩ, Chính phủ có riêng một nghị định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước có thể là để tháo gỡ cho các tập nhà nước.

Cần nhiều thời gian và ý kiến đóng góp để xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, VN đang đứng trước bài toán sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Vì vậy nếu so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, lao động... khu vực kinh tế tư nhân vẫn hiệu quả hơn. Như vậy vấn đề đặt ra là cần phải phân bổ lại các nguồn lực sao cho hợp lý hơn, vì sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, không phân biệt tư nhân hay Nhà nước. Mấu chốt là việc mở rộng cổ phần hoá các tập đoàn kinh tế nhà nước, tạo sự liên kết mật thiết thông qua cơ chế đầu tư vốn, cơ chế hợp đồng kinh tế giữa các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế  với các DN tư nhân sẽ rút ngắn con đường tạo dựng các đầu tầu kinh tế, xây dựng thương hiệu lớn của VN. Vì vậy các chính  chính sách chỉ nên tập trung định hướng sự phát triển và cách thức tổ chức tập đoàn nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi để các DN đang thực sự có mong muốn và khát vọng sớm trở thành tập đoàn theo quy luật tự nhiên và bản chất của kinh tế.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT :

VN phải có những DN có quy mô có thể so sánh được với thương hiệu lớn như Sony, Samsung, Hyundai... Nếu không, VN sẽ không thể có vị trí cao trên thị trường thế giới. Tập đoàn FPT được cho là lớn so với số đông các DN nhỏ vừa của VN, nhưng quá bé so với tiêu chuẩn DN lớn của thế giới. Tất nhiên, chúng tôi không trông đợi một văn bản pháp lý có thể tạo ra các tập đoàn lớn. Bản thân tôi cũng cho rằng các quy định của Luật DN đã đủ để các DN lớn lên, tích tụ, liên kết thành tập đoàn. Sự phát triển của tập đoàn kinh tế tư nhân không phải nhờ vào một văn bản, một nghị định mà là sự đồng thuận trong môi trường kinh doanh, môi trường chính sách đối với hoạt động đầu tư-kinh doanh.

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty cổ phần Tập đoàn Phú Thái :

Để thành một tập đoàn, một văn bản pháp lý không quan trọng. DN cần cam kết của Chính phủ về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. DN có thể tự đi, tự lớn nhưng nếu môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, bình đẳng trong các tiếp cận với các lợi thế kinh doanh, nguồn vốn... thì bài toán hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa các nguồn lực kinh tế sẽ có lời giải tốt. Chúng tôi có thể liên kết lại để tăng sức mạnh về vốn. Nếu như các DN tư nhân đủ lớn để trở thành đối tác cạnh tranh với tập đoàn nhà nước cũng sẽ là động lực để nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực tập đoàn kinh tế nhà nước theo hướng hiệu quả, minh bạch. Khi đó, các đầu tầu kinh tế sẽ thực sự mạnh, và việc giám sát hiệu quả của khu vực DN nhà nước sẽ theo hướng thị trường hơn. Một trong những hướng đi thích hợp trong điều kiện kinh tế của VN hiện nay là các DN ngoài quốc doanh có thể liên doanh với tập đoàn nhà nước để rút ngắn cách đi. Cổ phần hoá, với sự tham gia của các tư nhân, với mức vốn nhà nước có thể chiếm ưu thế trong những lĩnh vực nhà nước chi phối thì có thể giải được bài toán hiệu quả nguồn lực, khai thác thế mạnh và vẫn đảm bảo kiểm soát nhà nước trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương :

Việc phát triển DN từ nhỏ đến lớn và phát triển lên tập đoàn là nhu cầu khách quan. Các DN để lớn lên trước hết là lớn bằng tự đầu tư, thứ hai là tập trung tích tụ. Trong quá trình phát triển, các DN phải sáp nhập, tập trung, huy động vốn từ bên ngoài. Để làm được việc này, bên cạnh việc bảo vệ được nhà đầu tư để họ bỏ vốn vào DN, luật pháp nhà nước cũng phải tạo được một môi trường thuận lợi để các DN, các nhà đầu tư sẵn sàng tích tụ, tập trung tái đầu tư, sáp nhập, huy động vốn... Theo tôi, hợp nhất, sáp nhập là con đường nhanh nhất để một DN nhỏ trở thành DN lớn. Một yếu tố nữa là bản thân các Cty phải có chiến lược, tầm nhìn tốt cũng như quản trị ở đây phải minh bạch... Không quy định nào cấm các DN phát triển thành tập đoàn và các DN không nên đòi hỏi nhiều ở Chính phủ mà yêu cầu quan trọng nhất là tạo điều kiện về mặt pháp lý.

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen :

Tôi muốn đề nghị dùng từ tập đoàn kinh tế đại chúng thay vì tư nhân để rõ nghĩa hơn bản chất của tập đoàn kinh tế của khu vực tư nhân hiện nay. Hiệu quả, lợi ích của tập đoàn kinh tế mang bản chất đại chúng sẽ khác nhiều khi nó chỉ là của một ông chủ. Khi đó, cách ứng xử của chính sách, của Chính phủ cũng theo hướng vì lợi ích chung của nền kinh tế, của đông đảo giới đầu tư kinh doanh. Về chữ tập đoàn trong tên đăng ký của DN, có người cho rằng tự đặt tên là tập đoàn khi đăng ký kinh doanh dễ gây nhẫm lẫn cho nhà đầu tư, vì khi đó các DN này chưa hề có các Cty con, Cty liên kết... theo đúng nghĩa của nhóm Cty. Chúng tôi muốn thể hiện ước vọng lớn lên, hướng đi của mình khi chọn cách đặt tên DN.

Phan Nam thực hiện

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán

Tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì chiều 4/4, Việt Nam đề xuất Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng nhằm đề xuất...

Bộ Công Thương: Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu, tập trung vượt thách thức

Trước biến động kinh tế toàn cầu, Bộ Công Thương khẳng định chưa bàn đến việc điều chỉnh mục tiêu xuất nhập khẩu, mà tập trung vào giải pháp mở rộng thị trường...

Khởi tố, bắt tạm giam đối với Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs

Ngày 04/04, tại Họp báo Bộ Công an về tình hình, kết quả công tác công an quý 1/2025, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ cho biết: Ngày 03/4/2025, Cơ...

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử...

Sai phạm tại dự án cơ sở 2 BV Bạch Mai - Việt Đức: Bộ Y tế bị yêu cầu bồi thường hơn 354 tỷ đồng

Tại kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tiến hành...

Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng...

Đề nghị xem xét kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực.

Gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế vừa đưa ra kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên toàn quốc, hoàn thành trong...

Chưa biết chuyện gì xảy ra tiếp theo nhưng thuế quan chắc chắn là một tổn thất lớn

Hoàng Cường nhìn đăm đăm vào màn hình điện thoại, mắt anh chăm chú vào những con số đỏ thẫm. 5 năm mua gom cổ phiếu với hy vọng một ngày sở hữu căn hộ ở Hà Nội, giờ...

Thanh tra phát hiện vi phạm 2,058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ

Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quý 1/2025, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 1,538 cuộc thanh tra hành chính và 4,135 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành...


Hotline: 0908 16 98 98