Ông Fiachra Mac Cana: TTCK có thể hồi phục từ cuối quý 2/2011

26/02/2011 09:11
26-02-2011 09:11:39+07:00

Ông Fiachra Mac Cana: TTCK có thể hồi phục từ cuối quý 2/2011

Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu của HSC

(Vietstock) - Mở đầu buổi hội thảo về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán diễn ra ở TPHCM chiều 25/02, ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Bộ phận Nghiên cứu của CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC) đưa ra nhận định: “Tình hình kinh tế hiện nay là khá tồi tệ và nghiêm trọng hơn so với tôi nghĩ trước đây”. Tuy nhiên, trên quan điểm lạc quan, ông Mac Cana cho rằng mọi thứ sẽ trở nên ổn định và thị trường chứng khoán cũng có sự hồi phục từ cuối quý 2/2011.

Theo ông Mac Cana, vấn đề của nền kinh tế hiện nay là lạm phát và tỷ giá USD/VND nhưng gốc rễ của vấn đề lại xuất hiện từ nhiều năm trước.

Ông đưa ra một dẫn chứng, từ năm 2006, cung tiền bắt đầu tăng cao góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2006 -  2007. Tiếp sau đó, thị trường bất động sản cũng trở nên sôi động trong các năm 2007 - 2008 nhờ lượng tiền lớn từ chứng khoán chuyển sang nhà đất.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm mất đi động lực của sự phát triển. Hệ quả là chứng khoán gần như sụp đổ và bất động sản cũng lâm vào tình trạng đóng băng từ đó đến nay.

Trước thực trạng trên, dòng tiền lại tìm nơi trú ẩn mới là vàng và ngoại tệ làm cho hai “mặt hàng” này luôn trong tình trạng nóng sốt những năm gần đây và càng trầm trọng từ cuối năm 2010 đến nay.

Một yếu tố bất thường khác mà ông Mac Cana đưa ra để giải thích cho tình hình hiện nay là do Ngân hàng Nhà nước đã bơm một lượng tiền khá lớn ra thị trường trong tháng 1/2011, điều không thường thấy ở các năm trước đã góp phần làm cho giá vàng và USD tự do liên tục nhảy lên những mức cao mới.

Bên cạnh đó, những biến động bất thường của giá vàng và dầu trên thế giới đã làm cho vấn đề lạm phát trong nước càng trở nên khó giải quyết bằng các biện pháp kiềm chế thông thường.

Và trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Chính phủ đã đưa ra những chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ông Mac Cana cho rằng, những quyết sách này của Chính phủ có thể mang lại những kết quả khác nhau cho thị trường và nền kinh tế.

Theo đó, trường hợp lạc quan nhất là trong vòng 1 tháng tới, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do được kiểm soát, Chính phủ có thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khi đó, thị trường chứng khoán sẽ giảm thêm từ 5-10% nữa, sau đó chuyển sang trạng thái đi ngang đến hết quý 2/2011 và sẽ tăng trưởng trở lại khi Bộ Tài chính hiện thực hóa lời hứa về việc đưa thêm các công cụ phái sinh mới cho thị trường như T+2, Magrin, mua bán chứng khoán cùng phiên…

Một kịch bản xấu nhất được nhà đầu tư đưa ra và ông Mac Cana có sự giải thích thêm là kinh tế sẽ rơi vào tình trạng đình lạm, tức sản xuất kinh doanh đình đồn hoặc tăng trưởng chậm, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao làm cho đời sống trở nên khó khăn. Khi đó, thị trường chứng khoán sẽ biến động khó lường, liên tục tăng giảm và chỉ có những doanh nghiệp nào có yếu tố “độc quyền” mới có thể quyết định số phận và giá cả của mình. Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra.

VN-Index khó quay về 420 điểm

Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Phương – Chuyên viên Phân tích của HSC dự báo thị trường khó phá mốc 420 điểm do thời gian qua việc nâng đỡ VN-Index của những cổ phiếu lớn làm cho chỉ số này không còn phản ánh chính xác sự biến động của thị trường.

Cụ thể, ông Phương cho biết nếu loại bỏ các cổ phiếu như MSN, BVH, VIC, VPL thì thực chất VN-Index đã về đến vùng hỗ trợ 400 điểm.

Theo thống kê của HSC, tính đến 25/02, toàn thị trường có 17.5% cổ phiếu có mức giá dưới 10,000 đồng/cp, 37.6% có mức giá từ 10,000 – 20,000 đồng/cp; 20.1% từ 20,000 – 30,000 đồng/cp; còn lại là những cổ phiếu có mức giá từ 30,000 đồng đến hơn 50,000 đồng/cp.

Ông Phương cũng cho biết thêm, trong bối cảnh khó khăn hiện tại của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng và bất động sản sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt của Chính phủ.

Viết Vinh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hành trình “kiến hóa voi” của DGT

Từng là doanh nghiệp vốn không tới 50 tỷ đồng trong suốt nhiều năm, kinh doanh lẹt đẹt với doanh thu vài tỷ đồng tới hơn trăm tỷ đồng, lợi nhuận vài triệu đồng tới...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

10/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Mua cổ phiếu nhưng không chào mua công khai, THI bị xử phạt

Ngày 06/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Thiết bị Điện (THI) do công bố thông tin không đúng...

Theo dấu dòng tiền cá mập 09/05: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng hơn 1,800 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 09/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 89 tỷ đồng và hơn 1,720 tỷ đồng.

TVB khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát như thế nào?

CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) vừa công bố báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 09/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

09/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 08/05: VHM bị khối ngoại bán ròng gần 927 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 08/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại cùng nhau bán ròng, đặc biệt trong đó là việc VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh gần 927 tỷ đồng.

Đằng sau diễn biến tăng giá của cổ phiếu Vinatex?

Cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) có 2 phiên khớp lệnh khủng. Kết phiên 08/05, giá cổ phiếu VGT tăng trần lên mức 14,900 đồng/cp, tăng hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98