Cổ đông “dị ứng” với tăng vốn

30/03/2011 16:46
30-03-2011 16:46:40+07:00

Cổ đông “dị ứng” với tăng vốn

Nửa cuối tháng 3, sóng gió lại bất ngờ nổi lên tại nhiều ĐHCĐ. Cùng với hiệu quả hoạt động năm 2010 và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2011, câu chuyện phát hành thêm hâm nóng bầu không khí chương trình nghị sự.

ĐHCĐ thường niên 201 0 của CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC) sáng 25/3 kết thúc mà không thông qua được tờ trình tăng vốn. Theo dự kiến, PNC sẽ tăng vốn gần gấp đôi, với việc chào bán 10 triệu cổ phiếu phát hành thêm. Đối tượng được chào mua là các cổ đông hiện hữu, NĐT chiến lược và các tổ chức có tiềm lực tài chính liên quan mật thiết với hoạt động của Công ty.

Số tiền huy động sẽ được PNC đầu tư sản xuất phim nhựa, đầu tư cụm rạp chiếu phim, đều thuộc mảng kinh doanh lõi. Thế nhưng, đề xuất mở trường dạy ngoại ngữ, đào tạo nghề, kinh doanh địa ốc, phòng trà ca nhạc đã không nhận được sự đồng thuận từ phía cổ đông. Một số ý kiến đánh giá phương án tăng vốn của HĐQT chưa cụ thể, mục đích đầu tư dàn trải. Kết quả, các cổ đông đã “nói không” với tờ trình.

Trước đó vài ngày, tại ĐHCĐ của CTCP Viettronis Tân Bình (VTB), nhiều cổ đông nhỏ bị bất ngờ. Dự kiến, VTB sẽ tăng vốn thêm 30 tỷ đồng để thành lập công ty BĐS nhằm khai thác quỹ đất sạch của Công ty. Có trong chương trình thảo luận và biểu quyết, nhưng giờ chót tờ trình không được đặt lên bàn nghị sự. Lý do là cổ đông nhà nước, đang nắm tỷ lệ cổ phần chi phối tại VTB, dù vẫn đồng ý với chủ trương mở rộng hoạt động sang lĩnh vực BĐS nhưng không đồng thuận với việc Công ty tăng vốn ở thời điểm hiện nay.

Các chất vấn về phương án huy động vốn cũng hâm nóng bầu không khí tại nhiều đại hội. Giữa tháng 3, ĐHCĐ của CTCP Đại lý giao nhận vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) dù thông qua được kế hoạch tăng vốn, nhưng phần nghị sự khá “nóng” do một số cổ đông không đồng tình với mức giá chào bán dành cho cổ đông hiện hữu.

Tương tự ĐHCĐ của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) thông qua được tờ trình, nhưng ban điều hành đại hội cũng nhận được các chất vấn hóc búa từ phía cổ đông về phương án tăng vốn.

Mới đây nhất, sáng 28/3 ĐHCĐ của Ngân hàng Đại Tín dù thông qua phương án tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, nhưngcác cổ đông kiến nghị HĐQT cẩn trọng trong việc dùng vốn, việc mở rộng phát triển chi nhánh khi cả hoạt động huy động và cho vay vẫn đang trầm lắng.

Mùa ĐHCĐ năm nay mới đi được nửa chặng đường, tại nhiều đại hội, các NĐT bắt đầu tỏ ra cẩn trọng thậm chí “dị ứng” với câu chuyện phát hành tăng vốn. Đây là điều khác biệt với sự hào hứng 1- 2 năm trước.

Hiện nay, chi phí vốn tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ khiến nhiều DN đã và đang lên kế hoạch huy động vốn qua TTCK. Tuy nhiên, các cổ đông trở nên thận trọng sau bài học năm 2010.

Năm ngoái, sau khi giá cổ phiếu điều chỉnh kỹ thuật, giá rất nhiều cổ phiếu tuột dốc, xuất phát từ làn sóng bán ra của các NĐT. Họ cần cân đối tài chính để thực hiện quyền mua.

Những năm trước, trong thị trường “bò” (tăng giá), lợi nhuận của NĐT được dùng để tái đầu tư trở lại DN. Nhưng trong một thị trường “gấu” (giảm giá) như năm 2010, đặc biệt trước làn sóng phát hành, hầu hết NĐT thua lỗ. NĐT lăn chốt bị thiệt kép: số cổ phiếu cũ giảm giá, số cổ phiếu mới cũng không ngoại lệ.

Quan trọng hơn, tại không ít DN, tiền của cổ đông không được sử dụng đúng chỗ.  Chẳng hạn, một doanh nghiệp vận tải ở miền Trung cuối năm 2010 tăng vốn lên gấp đôi. Giá cổ phiếu khi đó chỉ nhỉnh hơn mệnh giá, nhưng có cả triệu con sóng trồi sụt, thu hút nhiều NĐT. Rất nhanh chóng, sau khi kế hoạch phát hành hoàn thành, giá cổ phiếu rơi tự do. Các NĐT lăn chốt thiệt hại nặng nề. Bởi lẽ, phần lớn số tiền huy động được DN đem trả nợ ngân hàng – cum từ hoa mỹ trong bản cáo bạch phát hành gọi là “tái cấu trúc tài chính”.

Một DN bất động sản khác tổ chức ĐHĐCĐ đầu tháng 11/2010 xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn lên gấp 4, đồng thời, Hội đồng Quản trị điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2010 tăng 250%. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, không khó để giới chuyên môn nhận thấy các con số lợi nhuận của DN này có “vấn đề”, đặc biệt khi DN có hoạt động chỉ bó hẹp trong  một địa phương nhỏ ở phía Nam.

Tuy nhiên, khả năng các khoản lợi nhuận trong những năm tới được điều chuyển về năm tài chính 2010 đã thuyết phục nhiều nhà đầu tư, khiến họ bỏ tiền vào DN. Vậy nhưng, tiền của cổ đông lại được dùng để trả nợ ngân hàng.

Có thể thấy, mùa ĐHĐCĐ năm nay không phải vô cớ câu chuyện phát hành hâm nóng bầu không khí tại nhiều đại hội. Giới chuyên môn nhìn nhận, nhiều đại hội dù đã thông qua tờ trình tăng vốn, nhưng chưa chắc đã thực hiện được tiến độ.

Có lẽ, chỉ các DN có kế hoạch tăng vốn hợp lý và công bố thông tin minh bạch mới có thể huy động được nguồn vốn từ cổ đông, trong bối cảnh thị trường không thuận lợi.

Giang Thanh

đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sản lượng và giá khí sụt giảm, PV GAS rơi 25% lãi quý 1

Đơn vị kinh doanh khí đốt của PVN (PetroVietnam) có quý kinh doanh sụt giảm lợi nhuận, do biến động về giá và sản lượng khí.

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...

Tăng 4 lần chi phí dự phòng, Vietbank giảm 63% lãi trước thuế quý 1

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) chỉ lãi trước thuế hơn 73 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm...

Lãi ròng HAH về đáy 13 quý, ghi nhận giá trị trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ đồng

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) khép lại quý 1/2024 với lãi ròng giảm 50% so với cùng kỳ, thấp nhất 13 quý. Nợ vay tăng khi xuất hiện thêm giá trị trái...

Giảm dự phòng rủi ro, BIDV lãi trước thuế quý 1 gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) lãi trước thuế gần 7,390 tỷ đồng, tăng 7%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98