VKP: Chủ tịch cho rằng 70% trái phiếu phát hành sẽ có người mua

10/07/2011 00:52
10-07-2011 00:52:04+07:00

VKP: Chủ tịch cho rằng 70% trái phiếu phát hành sẽ có người mua

(Vietstock) – Trên 98% cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên lần thứ 3 của CTCP Nhựa Tân Hóa (HOSE: VKP) đã đồng ý tái cấu trúc doanh nghiệp và phát hành 40 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để có thể vượt qua được khó khăn hiện nay.

VKP được xem là một doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản do tình hình kinh doanh khó khăn, nợ nần chồng chất, vốn thiếu hụt nghiêm trọng, bộ máy nhân sự bị khủng hoảng.

Đối mặt với muôn vàn khó khăn trước mắt, ban điều hành đã cùng ĐHĐCĐ mổ xẻ nhiều vấn đề. Các ý kiến đều cho rằng muốn tiếp tục tồn tại, VKP phải kêu gọi cổ đông cho công ty vay với lãi suất ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trong lúc thua lỗ như thế này, luật không cho phép phát hành cổ phiếu, chưa kể phát hành cũng chẳng ai mua.

Ra mắt Thành viên HĐQT, BKS mới

Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay của công ty là việc củng cố bộ máy điều hành, vốn đang rất rối ren thời gian qua. Đại hội đã tiến hành bầu ra HĐQT và BKS mới.

Theo đó, các ông bà gồm: Ông Nguyễn Minh Tiến, ông Trương Tứ Đệ, ông Quách Đức, ông Lê Quang Nghĩa và bà Huỳnh Thu Hà trúng cử vào HĐQT của công ty. Ban kiểm soát mới gồm có: ông Nguyễn Tiến Đạt (cổ đông tự ứng cử), ông Phạm Đức Trình và bà Nguyễn Thị Tuyết Lan.

Nếu các phương án trên không thực hiện được thì doanh nghiệp chỉ còn cách bán công ty, vì việc này tối ưu hơn so với giải pháp phá sản hoặc sáp nhập.

Sau một thời gian dài tranh luận sôi nổi, cuối cùng Đại hội đã biểu quyết thông qua việc tái cấu trúc doanh nghiệp và phủ quyết phương án phá sản. Đại hội đã ủy quyền cho HĐQT làm việc với ngân hàng để có những hỗ trợ cụ thể. Trước mắt, VKP sẽ thanh lý các tài sản không sử dụng, trong đó có 2.2 ha đất tại Long An và hai mặt bằng là 101 Tân Hóa và 638 Hồng Bàng để trả nợ ngân hàng và bổ sung vốn lưu động. Đồng thời nhanh chóng hoàn tất hồ sơ hoàn thuế 2009 – 2010 nộp cơ quan thuế.

Ngoài ra, để giải quyết tình trạng khan hiếm vốn lưu động, VKP đang nỗ lực huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng, tiếp tục vay Thành viên HĐQT, Ban lãnh đạo công ty. Theo đó, VKP dự kiến vay ngân hàng 79 tỷ đồng, hạn mức 12 tháng với thời gian vay tối đa là 6 tháng.  Công ty sẽ sử dụng nguồn doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ ngân hàng.

Trao đổi với Vietstock bên lề Đại hội, ông Trương Tứ Đệ, Chủ tịch HĐQT cho biết hiện số lượng trái phiếu chuyển đổi sắp phát hành trị giá 40 tỷ đồng đã có Thành viên HĐQT và một vài cá nhân bên ngoài dự tính mua, với tỷ lệ mua khoảng 70-80%. Đây có thể được xem là ánh sáng cuối đường hầm của VKP trong thời điểm khắc nghiệt này.

Đại diện Nhà nước và Ngân hàng nói gì?

Liên quan đến lời hứa của ông Nguyễn Văn Trực trong lần Đại hội bất thành trước, một đại diện khác của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết Tổng công ty có trên 30 đơn vị trực thuộc. Những ngành kinh doanh như nhựa thì Tổng công ty không tham gia vào cổ phần ưu đãi. Tổng công ty rất muốn vực dậy VKP nhưng công ty vẫn còn rất nhiều đơn vị trực thuộc nắm giữ trên 51% vốn nên việc hỗ trợ có hạn chế. Dù vậy, Tổng công ty sẽ hỗ trợ VKP nhưng cần kế hoạch khả thi từ phía công ty. Trước mắt, Tổng công ty đã cử ông Lê Quang Nghĩa để hỗ trợ về mặt quản trị.

Còn phía Đại diện của Ngân hàng Công thương chi nhánh 12 (HOSE: CTG) cho biết, thực sự ngân hàng này đang rất lo lắng cho tình trạng của VKP lúc này nên chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào. Vị này  chỉ dám nói rằng sẽ cố gắng hỗ trợ trong khuôn khổ, điều lệ của ngân hàng và quy định của NHNN nhưng VKP phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, định hướng cơ bản để họ cân nhắc các quyết định.

Đơn hàng có, nhưng thiết bị vận hành kém  hiệu quả

Có thể nói, mặc dù làm ăn thua lỗ, khó khăn chất chồng nhưng có thể thấy VKP nhận được sự đồng thuận của cổ đông tương đối cao, một điều đáng khích lệ cho ban điều hành vào thời điểm này.

Một thông tin tích cực khác là bà Huỳnh Thu Hà, Giám đốc của công ty cho biết hiện VKP đang có rất nhiều đơn hàng. Đơn cử như Tập đoàn SAS VIMO chính thức đặt hàng với số lượng lớn (trung bình 2.4 triệu cái/tháng), đồng thời công ty đang mở rộng thị trường bán vải PP sang Singapore.

Có khách hàng còn cam kết sẽ tiêu thụ hết các sản phẩm may của công ty. Do vậy kỳ vọng doanh thu năm 2011 tăng trưởng cao hơn năm 2010.

Tuy nhiên, khó khăn hiện tại của doanh nghiệp này là có đơn hàng nhưng công suất máy móc thiết bị vận hành hiện tại chỉ mới đạt khoảng 50% công suất thiết kế, nên hiệu quả không cao.

Kỳ vọng cơ quan điều tra nhanh chóng dứt điểm sự việc

Trao đổi với Vietstock, một nhóm cổ đông cho rằng việc các cá nhân ra sức đục khoét tài sản của công ty trong một thời gian dài mà không bị phát hiện khiến họ vô cùng bức xúc. Mặc dù VKP đã thu hồi được 15 tỷ đồng từ các cá nhân này nhưng những khoản còn lại vẫn còn dang dở.

Cổ đông kỳ vọng cơ quan điều tra nhanh chóng có câu trả lời xác đáng,  không khoan nhượng đối với những cá nhân nêu trên, nhằm trả lại tài sản cho VKP cũng như thể hiện tính nghiêm minh của Pháp luật.

Bội Mẫn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98