2 chiêu lừa phổ biến trên thị trường chứng khoán

10/10/2011 10:20
10-10-2011 10:20:18+07:00

2 chiêu lừa phổ biến trên thị trường chứng khoán

Hai dạng lừa đảo phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm qua là làm cổ phiếu giả - “bán giấy ăn tiền” và lợi dụng uy tín để huy động vốn rồi chiếm đoạt.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm phát triển. Trong giai đoạn đầu (2000 - 2005), các vụ gian lận, lừa đảo chưa nhiều hoặc chỉ xuất hiện với quy mô nhỏ do đầu tư chứng khoán, tại thời điểm đó, vẫn chưa phải hoạt động quá phổ biến. Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, người ta ngày càng phải nghe nói nhiều về những cú lừa ngoạn mục trên thị trường chứng khoán.

Nếu không kể đến chuyện làm giá của các đội lái thì các vụ lừa đảo trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay có thể được phân ra làm 2 dạng chính là làm cổ phiếu giả - “bán giấy ăn tiền” và lợi dụng uy tín để huy động vốn rồi chiếm đoạt.

Dạng lừa đảo đầu tiên chủ yếu xuất hiện trên thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) nơi mà hoạt động giao dịch chủ yếu diễn ra trên niềm tin và người mua, đặc biệt trong giai đoạn đầu bỡ ngỡ, rất khó xác định chứng quyền trong tay là thật hay giả.

Những vụ lừa đảo theo kiểu “bán giấy ăn tiền” này bắt đầu rộ lên trong những năm 2006 - 2007, giai đoạn được coi là cực thịnh của thị trường OTC, nhiều công ty, đặc biệt là ngân hàng được thành lập, giá liên tục biến động. Giữa năm 2006, dư luận cả nước xôn xao khi cơ quan công an phanh phui một phiên chợ cổ phiếu lừa mà chủ mưu là một Việt kiều có tên là Lý Hữu Hoàng dự định tổ chức tại Hải Phòng.

Khám xét nơi ở do Hoàng thuê, cơ quan chức năng phát hiện 95 sổ cổ phiếu giả (giá trị lên tới 95 tỷ đồng) của Công ty Việt Toàn Cầu với mã cổ phiếu V5G do chính Hoàng nghĩ ra. Cùng với đó là rất nhiều giấy tờ giả, trong đó có cả giấy mời Thủ tướng đến dự phiên chợ lừa.

Cũng trong năm 2007, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và xử lý một vụ “in thừa” cổ phiếu khác tại Ninh Bình, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Trong vụ việc này, đối tượng lừa đảo đã tuần 700 cổ phiếu in thừa của một doanh nghiệp tại Ninh Bình ra ngoài để giao dịch.

Năm 2009, Nguyễn Quốc Hoàng nhận án 54 tháng tù từ Tòa án nhân dân quận Ba Đình (Hà Nội) do làm giả cổ phiếu để bán. Trở thành con nợ do kinh doanh chứng khoán OTC thua lỗ, Hoàng quyết định làm liều khi dùng làm giả bộ hồ sơ giao dịch chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng Quân đội (MB) và bán cho các nhà đầu tư khác. Sau khi mua đi bán lại qua nhiều trung gian, người cuối cùng mua phải 10.000 cổ phiếu rởm của Hoàng với giá 146 triệu đồng trước khi bị cơ quan công an phát hiện.

Ở chiêu thức lừa đảo thứ hai, một số người lợi dụng lòng tin của nhà đầu tư để huy động vốn rồi chiếm đoạt. Điểm chung trong các vụ việc này là nhân vật chính hầu hết đều tự giới thiệu mình làm việc tại những vị trí uy tín hoặc có “máu mặt” trong giới kinh doanh tài chính.

Huy động vốn để cùng đầu tư, chia lời theo thỏa thuận là cách thức làm ăn khá phổ biến trên thị trường chứng khoán. Phần đông các trường hợp thực hiện đúng thỏa thuận, coi trọng chữ tín hàng đầu. Nhưng cũng có những trường hợp lợi dụng để chiếm đoạt vốn.

Năm 2007 - 2008, Đoàn Vũ Thanh Nghĩa (trú tại Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) tự giới thiệu với nhiều người mình có quen biết về khả năng mua giúp được các cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp đang cổ phần hóa chưa đưa lên sàn giao dịch (cổ phiếu OTC). Nếu mua được loại cổ phiếu này thì chắc chắn sẽ thu lãi từ 5-10%.

6 người đã đưa tiền cho Nghĩa để đầu tư chứng khoán với số tiền tổng cộng lên hơn 42 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Nghĩa không sử dụng để kinh doanh mua bán chứng khoán như đã hứa, mà chiếm đoạt để sử dụng chi tiêu cá nhân. “Siêu lừa” này sau đó đã không có đủ khả năng thanh toán nợ và bị Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử vào đầu tháng 8/2011 sau nhiều lần trì hoãn.

Ngoài những vụ lừa điển hình với quy mô lớn như trên, trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, trên thị trường chứng khoán cũng xuất hiện một vài vụ mang tính chất “cò con” như lừa tiền đặt cọc của nhà đầu tư (lấy lý do quên cổ phiếu, yêu cầu người mua đặt cọc, hẹn hôm sau chuyển nhượng sẽ thanh toán đủ…). Tuy nhiên, thiệt hại trong những vụ việc này thường không lớn (thường chỉ khoảng 5-10 triệu đồng) do nhà đầu tư đã có phần cảnh giác.

Tuy vậy, một điểm chung trong hầu hết các vụ việc nói trên là các “siêu lừa” thường đánh vào lòng tham, sự cả tin và thiếu hiểu biết của nhà đầu tư. Điển hình là vụ đổ bể của “nữ đại gia OTC” Huỳnh Thị Huyền Như đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. Con số thiệt hại chính thức của vụ việc này vẫn chưa được công bố nhưng theo nhiều nhà đầu tư và lãnh đạo các công ty chứng khoán, nó có thể vượt xa những vụ việc đã có tiền lệ trước đây.

Nhật Minh

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 03/05: Tự doanh và khối ngoại đồng thuận

Phiên ngày 03/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng thuận mua ròng, lần lượt hơn 890 tỷ đồng và hơn 528 tỷ đồng. MWG gây chú ý khi có 2 phiên liên...

Nhiều cổ phiếu “cất cánh” sau kết quả kinh doanh tích cực

Vẫn như mọi khi, nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi trước những thông tin lợi nhuận vượt dự báo.

Khối ngoại bán ròng 12 tháng liên tiếp trên HOSE, giá trị gần 50 ngàn tỷ đồng

Nối tiếp hành động của tháng trước, các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 4, qua đó...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

03/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm công bố thông tin về trái phiếu, công ty liên kết của DXG bị xử phạt

Ngày 02/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”

Thị trường trải qua tháng giao dịch nhiều biến động về hướng tiêu cực, khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 02/05: Dòng tiền ngược chiều tại MWG

Phiên ngày 02/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt thay đổi động thái so với phiên trước đó.

Cổ phiếu TAR bị hủy niêm yết từ 21/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05/2024. Ngày giao...

Ranh giới của điều chỉnh và những lần "thoát hiểm"

VN-Index đã ở rất gần với trạng điều chỉnh sau nhịp giảm trong tháng 4/2024. Dù chưa thể loại bỏ đi rủi ro nhưng xác suất tích cực vẫn tồn tại dựa trên dữ liệu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98