Cạm bẫy “tín dụng đen”

13/10/2011 07:32
13-10-2011 07:32:20+07:00

Cạm bẫy “tín dụng đen”

Hàng loạt các vụ vỡ nợ trăm tỉ vừa xảy ra cho thấy, hầu hết những "kẻ tội đồ" không có ý định lừa đảo ngay từ đầu, chỉ bởi ôm mộng làm giàu gấp mà huy động vốn đổ vào các lĩnh vực siêu lãi, siêu rủi ro như: vàng, chứng khoán, bất động sản.

Tuy nhiên, do năng lực thấp hơn ham muốn, "chớp thời cơ" nhầm mà nhiều kẻ trắng tay, nợ chất chồng và túng quá hóa… lừa đảo cũng là điều dễ hiểu.

Mơ siêu lãi, "gặt" siêu rủi

Những vụ lừa đảo, vỡ nợ trăm tỉ vừa xảy ra tại các quận huyện của Hà Nội như: Hà Đông, Đan Phượng, Phú Xuyên hay vụ nữ "đại gia" chứng khoán Huỳnh Thị Huyền Như vừa "xộ khám" cuối tuần trước tại TP. HCM đều dùng phương thức siêu lãi suất để huy động vốn. Từ đầu năm 2011 đến nay, khi lãi suất ngân hàng cho vay lên tới hơn 20%/năm, số đông các doanh nghiệp và người tiêu dùng đành ngao ngán ngừng kế hoạch sử dụng vốn ngân hàng để kinh doanh, mua sắm, nhưng "tín dụng đen" thì khác, dù lãi cao gấp 4-5 lần tín dụng ngân hàng cũng vẫn rất nhộn nhịp vì thủ tục đơn giản, thậm chí không cần tài sản thế chấp. Với siêu lãi suất, thường ở mức trên dưới 100%/năm, thì người vay thường phải nhắm đầu tư vào những lĩnh vực có thể mang lại siêu lợi nhuận và tất nhiên siêu rủi ro cũng luôn là bạn đồng hành. Một khi phát sinh những trắc trở khách quan lẫn chủ quan thì lộ trình đến phá sản của những kẻ này cũng siêu nhanh….  Đầu năm nay, bản thân người viết bài này cũng từng được người quen tha thiết hỏi vay tiền, trả lãi 6%/tháng. Chỉ cần bỏ ra 200-300 triệu đồng cho vay như vậy, lãi hàng tháng cũng đủ chi tiêu cho cả gia đình có mức sống trung bình ở Thủ đô mà không cần phải làm gì. Nghe thì ham nhưng khi biết mục đích họ vay là để tham gia vào một nhóm đầu cơ bất động sản, thì tôi cũng đành cáo lỗi, bởi biết đâu mọi việc không được thuận lợi như ý thì dễ tiền mất, tình tan…

Từ những vụ vỡ nợ đã và đang xảy ra, có thể thấy, đa phần những người vỡ nợ đều có "ưu thế" trong việc tiếp cận những cơ hội làm giàu ở các lĩnh vực đầu tư "nóng". Họ thường có những mối quan hệ kiểu "tay trong" hay được rỉ tai những thông tin sớm, tin mật về một dự án bất động sản, về quy hoạch, về một vài mã chứng khoán nào đó, hoặc những thông tin dự kiến về chính sách sắp ban hành của cơ quan nhà nước,… Vì thế cũng không lạ khi nhiều người mạnh tay huy động vốn để đủ lực "ôm" hàng chục lô biệt thự hoặc dăm sàn chung cư ở một vài dự án nào đó đang được “bắn tin” là triển vọng, chờ giá lên. Lật ngược lại tới thời điểm tháng 3, tháng 4-2011, thị trường bất động sản của Hà Nội đang từ chỗ sốt nóng, giá cả tăng hàng ngày, hàng giờ, đặc biệt tại các khu vực thuộc các quận, huyện phía Tây như: Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức và phía Đông như Sóc Sơn, Đông Anh, giao dịch đất đai đang sôi động, bỗng đột ngột đóng băng do chính sách siết chặt tín dụng và cũng do đã bị đẩy giá quá nóng, cao hơn nhiều giá trị thực. Hơn nửa năm qua giá BĐS của Hà Nội liên tục sụt giảm, có nơi tụt tới 30-40%. Và thế là những "đại gia", uy tín càng cao, huy động được càng nhiều tiền để ôm đất thì càng nhanh phá sản và lúc này thì con đường trở thành kẻ lừa đảo gần trong gang tấc. Thị trường vàng cũng vậy, những "cơn" trồi sụt bất thường vừa qua giúp nhiều người giàu nhanh, nhưng cũng đốt cháy không ít "con thiêu thân" ước vọng giàu xổi bằng vận may.

Còn trên thị trường chứng khoán, thi thoảng các nhà đầu tư lại xôn xao trước hiện tượng mua gom mạnh mã chứng khoán của một DN nào đó, rồi ít ngày sau DN đó công bố những thông tin cực tốt khiến giá của mã chứng khoán này tăng kịch trần nhiều phiên giao dịch…  Có ưu thế thông tin, quan hệ là một chuyện, nhưng muốn thắng đậm, nhanh thành "đại gia" thì những kẻ liều mạng làm giàu này phải chơi tất tay, vay tiền mà chơi, vay được càng nhiều càng tốt, thậm chí không thèm quan tâm tới lãi suất, bởi nếu thắng (mà họ thường tự tin là sẽ thắng) thì khoản tiền lãi chỉ là những con số lẻ, không đáng nhắc tới. Nhưng sự đời có ai học hết được chữ ngờ. Chắc hẳn nữ "đại gia" chứng khoán Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Phương Đông không ngờ rằng suốt mấy năm qua, thị trường chứng khoán mãi không khởi sắc, có lúc lao dốc đâm thủng hết "đáy" này đến "đáy" khác, hàng chục, rồi hàng trăm tỉ tiền vay đổ vào cứ trôi tuột đi,… Các khoản vay càng về sau càng lớn như con bạc khát nước. Được biết, những nhà đầu tư "tay to" như Huyền Như là khách VIP được nhiều Công ty chứng khoán lôi kéo, mà đã là khách VIP thì luôn được ưu đãi cho vay, cho dùng "đòn bẩy" tài chính thậm chí được quyền mua khống, bán khống. Cái ưu đãi này, mô tả một cách dễ hiểu, là anh có 10 tỉ đồng thì anh được mua bán với khối lượng 5-6 chục tỉ, thậm chí cả trăm tỉ đồng. Thắng thì ăn đậm, còn thua thì sạch bách. Theo như tiết lộ của một người chuyên cho các nhà đầu tư chứng khoán vay lãi, thì đến thời điểm trước khi bị bắt, nữ "đại gia" Huyền Như đã phải vay khắp trong Nam, ngoài Bắc với lãi suất lên tới 8-9%/tháng chỉ để trả lãi cho những khoản vay trước đó, mà cũng không đủ.

Cảnh giác với "bẫy ngọt" của "tín dụng đen"

Phải chăng các nạn nhân của các vụ vỡ nợ này quá cả tin, quá ngây ngô? Chắc chắn là không phải, họ khôn ngoan không kém bất cứ ai. Đồng tiền liền khúc ruột, nhiều người cũng từng nghi ngờ, từng thử, thăm dò trước khi cho vay. Vậy mà cuối cùng tất cả vẫn bị "vào tròng" bởi sự hào nhoáng, sự tinh vi, sự hoành tráng cả về cơ ngơi và về quan hệ của kẻ vay tiền, mặc dù không ít nạn nhân là những kẻ "có sừng, có mỏ".

Theo Thượng tá Tào Ngọc Hải, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh kinh tế, Công an TP Hà Nội, một trong những thủ đoạn để các cá nhân, doanh nghiệp huy động được số tiền hàng chục, hàng trăm tỷ đồng qua hình thức vay lãi suất cao là tạo ra vẻ bề ngoài "hoành tráng". Điển hình trong việc này là vợ chồng Quang Quyên ở Sơn Tây. Mới phất lên trong vài năm gần đây, Quang trở thành Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ huyện Đan Phượng. Vợ chồng họ tham gia rất nhiều hoạt động xã hội như làm từ thiện, tổ chức tài trợ cho nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật ở địa phương. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp này ngày càng mở rộng, với việc mở 2 salon ôtô ở phố Tây Sơn và phố Nguyễn Thái Học, cùng một cửa hàng đại lý bán xe ôtô tải ở khu vực Cầu Gáo, Đan Phượng. Công ty này cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước và là đơn vị có biểu hiện kinh doanh có uy tín trên địa bàn. Với bề ngoài đó, ngay cả các ngân hàng cũng dễ dàng móc hầu bao đưa cho họ….

Trước thực tế trên địa bàn xảy ra nhiều vụ vỡ nợ vì "tín dụng đen", Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo rằng "tín dụng đen" đang lan rộng, rình rập không chỉ khu vực nội đô mà ở cả các vùng nông thôn ngoại thành. Người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh bị đánh lừa bởi sự hào nhoáng và những mức lợi nhuận phi thực tế.

Bao giờ cho hết "tín dụng đen"? Câu trả lời phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người.

Hiệu ứng… "chúa Chổm"

"Tín dụng đen" từ trước tới nay luôn là cái bẫy rình rập những kẻ không biết kìm ném ham vọng giàu xổi. Thị trường biến động, "tín dụng đen" dễ dàng khiến đại gia lật nhào, kéo theo vô số những kẻ ham cái sự siêu lợi đầy rủi ro này. Nhiều kẻ còn khóc mếu dở khi vừa là chủ nợ trắng tay, vừa là con nợ bị các "chủ nợ nhỏ" truy đuổi. Trong vụ án Cty Quang Quyên lừa đảo 400 tỉ đồng ở Đan Phượng, Hà Nội, theo tài liệu cơ quan chức năng thu thập được thì Cty Quang Quyên vay lãi của  rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài huyện Đan Phượng. Trong đó có một số đối tượng đứng ra thu gom tiền của nhiều cá nhân, hộ gia đình khác, rồi chuyển cho vợ chồng Quang-Quyên vay kiếm lãi chênh lệch. Một trong những đầu mối huy động tiền như vậy là Lê Thị Th. (trú tại thị trấn Phùng) đã cho Công ty TNHH Du lịch Quang Quyên vay tới 27 tỷ đồng. Để có số tiền 27 tỷ đồng này, Th. đã huy động của rất nhiều người thân, bạn bè. Hay ở vụ vỡ nợ tại Hà Đông (Hà Nội), bà Nguyễn Thị L. ở Hà Đông đem nhà thế chấp ngân hàng vay được 3 tỉ, lại chạy đôn chạy đáo vay họ hàng thêm 3 tỉ đồng nữa đưa cho vợ chồng "chúa chổm Hảo- Dậu" vay. Nay bà L. cũng trở thành "con nợ" khó đòi… 

Bá Tuấn

Pháp luật xã hội





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98