Công ty chứng khoán: Muốn“bán thân” cũng khó

20/02/2013 16:20
20-02-2013 16:20:39+07:00

Công ty chứng khoán: Muốn“bán thân” cũng khó

Quy mô thị trường chưa đủ sức hấp dẫn khối ngoại. Đối với các CTCK muốn tìm nhà đầu tư chiến lược cơ hội vẫn mở nhưng cần lựa chọn phương thức hợp tác phù hợp với kỳ vọng.

Không phải công ty nào có vốn nước ngoài cũng làm ăn tốt

Hẹp cửa thoát hiểm

Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và bảo hiểm mà Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt đã đưa ra một lối “thoát thân”, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhóm công ty chứng khoán (CTCK) từ bình thường đến nhóm bị kiểm soát đặt biệt, đó là nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).

Phương thức “trao thân” cho NĐTNN cũng được nâng cấp độ theo mức nghiêm trọng trong kinh doanh từ việc “góp gạo thổi cơm chung” đến “bán thân” hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc “bán thân” hoàn toàn cho nhà đầu tư ngoại của các CTCK bị kiểm soát đặc biệt được xem như khó khả thi. Bởi lẽ từ tháng 9/2012, Chính phủ đã cho phép thành lập CTCK 100% vốn ngoại.

Sự thờ ơ của các CTCK toàn cầu của Mỹ và châu Âu dưới hình thức liên doanh và góp vốn, dù đã có mặt tại Malaysia hay Thái Lan, hay việc chưa chạm sân của các CTCK lớn trong khu vực dự báo còn phải kéo dài thêm vài năm. Lý do là quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ chưa đủ độ lớn cần thiết cho việc lấy hoạt động kinh doanh môi giới làm chủ đạo. Theo các quỹ và các nguồn lực, thị trường cần phải lớn hơn nữa để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Ngay cả các CTCK mà tỷ lệ sở hữu đã lên tới 49% việc chuyển đổi thành công ty 100% đầu tư nước ngoài cũng không dễ. Ví như 2 CTCK là CTCK Phú Hưng có cổ đông lớn là CX Techonoly (Cayman – Đài Loan) và CTCK Golden Bridge (GBS), đều nằm trong lĩnh vực tài chính, nhưng lại không thuộc nhóm ngân hàng, tài chính hay bảo hiểm.

Trong khi đó điểm a Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58 quy định tổ chức nước ngoài được nắm giữ 100% vốn CTCK trong nước phải là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 2 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp.

Muốn chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài, thì tập đoàn mẹ là Tập đoàn đầu tư tài chính phải thông qua một quỹ đầu tư hoặc CTCK con. Chưa kể Các CTCK sẽ bị hủy niêm yết khi phải trở thành công ty TNHH bởi dự thảo sửa đổi thay thế Quyết định 55, yêu cầu CTCK 100% vốn ngoại phải hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng vừa qua nhiều công ty nước ngoài phải cơ cấu lại tại tập đoàn nên sẽ không bỏ thêm vốn ở nước ngoài như GBS.

Chọn đối tác, rộng cửa nhưng…

Đối với các CTCK muốn tìm nhà đầu tư chiến lược cơ hội vẫn mở nhưng cần lựa chọn phương thức hợp tác phù hợp với kỳ vọng.

Kinh nghiệm cho thấy, hình thức liên doanh 49% có thể hoạt động không hiệu quả trong trung hạn vì thường thấy các đối tác nước ngoài sẽ tìm kiếm cơ hội thị trường cũng như cơ hội mua lại cổ phần của các đối tác trong nước để chuyển thành công ty nước ngoài.

Để tránh bị thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh, góp vốn theo tỷ lệ tối thiểu là phương thức đầu tư được lựa chọn. Tuy nhiên, CTCK cần thận trọng đối tác về các mặt văn bản, hợp tác hóa và kinh doanh trước khi ký kết thỏa thuận đồng thời quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Đặc biệt cần quy định điều khoản chấm dứt thỏa thuận để tự bảo vệ mình trong trường hợp quan hệ đối tác xấu đi và không thể tiếp tục.

Thỏa thuận hợp tác cũng được xem là một cách đi khác. Với phương thức này công ty có ít cam kết hơn quan hệ đối tác có góp vốn và dễ đổ vỡ hơn, song đây có thể là một bước khởi đầu tốt đẹp là giai đoạn các bên tìm hiểu lẫn nhau nếu thuận lợi sẽ đến quan hệ góp vốn.

Tuy nhiên, khi thỏa thuận cần tách biệt cam kết dài hạn của đối tác tiềm năng với những thỏa thuận hợp tác ban đầu. Nghĩa là khi thỏa thuận hợp đồng hợp tác, cần xác định rõ liệu đối tác có muốn triển khai giai đoạn góp vốn đầu tư thứ hai hay không để đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng thích hợp.

Ví dụ như trường hợp Macquarie và CTCP Chứng khoán Vina đã thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược không góp vốn trong các lĩnh vực nghiên cứu và các dịch vụ ngân hàng đầu tư. Thỏa ước này cũng bao gồm các thỏa thuận đối tác độc quyền giữa VinaSecurities và Macquarie về các hoạt động khác như các giao dịch vốn, cổ phiếu của các thị trường trong và ngoài nước, mua bán và sáp nhập, tư vấn tài chính DN.

Mô hình này cũng đã được áp dụng thành công tại Bualuang Securities thuộc top 10 trong CTCK môi giới của Thái Lan khi lựa chọn Morgan Stanley – Ngân hàng đầu tư của Mỹ làm đối tác độc quyền.

Thu nạp nguồn vốn, cơ hội chuyển giao kỹ năng là những đích đến có thể ngắm tới trong việc tìm đối tác nước ngoài. Song nếu tìm một cơ hội kết hôn với các CTCK toàn cầu để mở rộng thị phần trong nước thì xem ra không khả thi. Kinh nghiệm từ các mối lương duyên giữa các CTCK trong khu vực với các CTCK toàn cầu cho thấy, họ có ưu tiên chiến lược và mối quan tâm về khách hàng khác với các công ty trong nước.

Do đó, họ không cạnh tranh gay gắt để giành giật khách hàng trong nước bởi mục tiêu mà họ hướng tới là các nhà đầu tư có tổ chức trong nước và nước ngoài hướng tới mức lợi nhuận cận biên cao hơn hoặc các dịch vụ giao dịch IPO và M&A lớn, thường là các giao dịch xuyên biên giới như niêm yết chéo.

Thực tế tại Việt Nam cũng đang minh chứng điều này. Chỉ có HSC được Dragon Capital đầu tư có vị trí vượt trội trong top môi giới. Hơn thế không phải công ty nào có vốn nước ngoài cũng làm ăn tốt. Chính vì vậy, việc lựa chọn NĐTNN càng cần được cân nhắc kỹ.

Nhất Thanh

Thời báo ngân hàng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán sẵn sàng để bán là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về một loại sản tài chính thường được các doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Theo dấu dòng tiền cá mập 03/05: Tự doanh và khối ngoại đồng thuận

Phiên ngày 03/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng thuận mua ròng, lần lượt hơn 890 tỷ đồng và hơn 528 tỷ đồng. MWG gây chú ý khi có 2 phiên liên...

Nhiều cổ phiếu “cất cánh” sau kết quả kinh doanh tích cực

Vẫn như mọi khi, nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi trước những thông tin lợi nhuận vượt dự báo.

Khối ngoại bán ròng 12 tháng liên tiếp trên HOSE, giá trị gần 50 ngàn tỷ đồng

Nối tiếp hành động của tháng trước, các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 4, qua đó...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

03/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm công bố thông tin về trái phiếu, công ty liên kết của DXG bị xử phạt

Ngày 02/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”

Thị trường trải qua tháng giao dịch nhiều biến động về hướng tiêu cực, khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 02/05: Dòng tiền ngược chiều tại MWG

Phiên ngày 02/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt thay đổi động thái so với phiên trước đó.

Cổ phiếu TAR bị hủy niêm yết từ 21/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05/2024. Ngày giao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98