Phá giá VNĐ: 5 cái giá phải trả

07/02/2013 11:08
07-02-2013 11:08:36+07:00

Phá giá VNĐ: 5 cái giá phải trả

Sau khi mua hơn 2 tỷ USD trong tháng đầu tiên năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua ròng lượng ngoại tệ lớn tuần đầu tháng 2 này. Cùng lúc, một số chuyên gia đặt vấn đề cần phá giá VNĐ trong năm nay, thậm chí “đều đặn” những năm tới…

* Phá giá VND: Chuyên gia: có, Ngân hàng Nhà nước: không!

Một thông điệp phá giá VND phát đi lúc này dễ kích hoạt tâm lý đầu cơ, găm giữ vốn rất căng thẳng trước đây trở lại.

Lịch sử đang lặp lại. Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái, giá USD mua vào của các ngân hàng thương mại lao dốc, thấp hơn giá bán ra trên dưới 300 VNĐ. Vài ngày gần đây, mức độ biến động không quá lớn, song giá USD có những bước giảm đáng chú ý, nhất là giá mua vào.

Nguồn cung lớn từ doanh nghiệp và dân cư được nhìn nhận ở nhu cầu chuyển đổi VNĐ dồn trả cho lương, thưởng và chi tiêu cuối năm. Từ đầu tuần đến nay, cao điểm có ngày Ngân hàng Nhà nước mua ròng tới khoảng 300 triệu USD. Dự trữ ngoại hối chắc chắn tiếp tục tăng lên đáng kể, sau khi đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2012 so với 2011.

Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia cùng nêu khuyến nghị cần phá giá VNĐ từ 3 - 4% trong năm nay, nhịp độ như vậy trong những năm tới. Nguyên do, VNĐ đang bị định giá cao hơn USD khoảng 20 - 21%; sự ổn định của tỷ giá gần hai năm qua như “thòng lọng” đang siết các doanh nghiệp xuất khẩu, hay nói cách khác là phá giá VNĐ để hỗ trợ xuất khẩu; nếu phá giá VND 4%/năm trong 3 năm liên tục, thì dự trữ ngoại hối sẽ tăng gấp đôi…

Nếu phá giá như vậy, cứ thể đó là những cái cơ bản sẽ được, song từ góc nhìn của người viết, cũng sẽ có nhiều cái giá phải trả.

Thứ nhất, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm gia tăng lạm phát và cản trở những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Ước tính theo mô hình định lượng mà giới chuyên môn thường sử dụng, nếu phá giá VND 1% sẽ tác động làm tăng chỉ số CPI trong ngắn hạn khoảng 0,65% với độ trễ khoảng 3 tháng (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Nếu tỷ giá USD/VNĐ bị điều chỉnh ở mức 3 - 4% sẽ gián tiếp làm tăng CPI ở mức 1,95 - 2,60% với độ trễ khoảng 3 tháng.

Tháng 1/2013, CPI đã tăng 1,25%. Tháng 2, một số dự báo nghiêng về khả năng sẽ tăng khoảng 2%. Nếu bồi thêm tác động từ tăng tỷ giá như khuyến nghị trên, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay thấp hơn năm ngoái sẽ càng khó.

Thứ hai, nếu điều chỉnh với nhịp độ 3 - 4% hàng năm như vậy sẽ làm gia tăng kỳ vọng tỷ giá và phá vỡ những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc bình ổn tỷ giá và tâm lý thị trường; niềm tin đối với giá trị VNĐ dễ bị mài mòn.

Với nhà điều hành, hẳn khó để quên những xáo trộn của tỷ giá trong những năm 2008 - 2011, mà nổi bật là yếu tố tâm lý, tình trạng găm giữ ngoại tệ căng thẳng và đô la hóa phức tạp trong nền kinh tế. Nay, đám than đó vạc lửa, làn gió khá mạnh 3 - 4% có thể thổi bùng nó trở lại, tạo ra một kỳ vọng mới và dễ gây bất ổn thị trường ngoại hối.

Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ gia tăng mức độ nợ công của nền kinh tế.

Theo số liệu của một số tổ chức quốc tế và trong nước, tính đến 31/12/2012, nợ công so với GDP của Việt Nam đã ở ngưỡng 55,4%. Do đó, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ của Chính phủ và ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn tài chính quốc gia và tính bền vững của ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, việc phá giá VNĐ thực tế có hỗ trợ cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại như thế nào cũng cần được xét thêm.

Phá giá VNĐ sẽ kích thích xuất khẩu, nhưng cũng cần lưu ý rằng Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn. Có quá nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước phải nhập khẩu mà sản xuất trong nước chưa đủ sức thay thế; trên 70% hàng hóa nhập khẩu là phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu, khi phá giá VNĐ sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, nhập siêu có thể trầm trọng trở lại như trước.

Tham khảo tính toán theo mô hình định lượng của giới chuyên môn thời gian qua cho thấy, nếu phá giá VNĐ so với USD thì sẽ tác động làm giảm giá xuất khẩu thấp hơn so với mức độ làm tăng giá nhập khẩu.

Ở đây có một thực tế, suốt từ năm 1994 đến nay, Việt Nam là nước nhập siêu triền miên với mức độ lớn. Song, chính trong quãng ổn định tỷ giá USD/VNĐ gần hai năm qua, xuất siêu đã trở lại, năm 2012 và tiếp tục thể hiện đầu năm 2013, cùng tốc độ tăng trưởng khá cao của kim ngạch xuất khẩu.

Dễ nhận thấy, thay vì phá giá VNĐ mạnh và liên tiếp, hai năm qua Ngân hàng Nhà nước lại chọn hướng hỗ trợ xuất khẩu bằng kênh tín dụng. Năm 2011, tín dụng cho xuất khẩu tăng trưởng đột biến với 58%, năm 2012 cũng cao hơn bình quân ngành với 14%; lãi suất cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu được áp trần thấp hơn hẳn so với cho vay thông thường… Ngoài ra, hỗ trợ xuất khẩu còn có ở chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài chứ không chỉ dồn vai tỷ giá.

Thứ năm, nếu phá giá VNĐ như kiến nghị trên của một số chuyên gia, niềm tin và dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể bị ảnh hưởng, bởi họ bị “móc túi” khi rót vốn vào Việt Nam.

Chỉ riêng ở dòng vốn gián tiếp, những năm 2008 - 2011, đã có quá nhiều điển hình các quỹ đầu tư thua đơn, thiệt kép vì tăng tỷ giá. Tỷ suất lợi nhuận không còn quá hấp dẫn để bù đắp cho rủi ro tỷ giá cỡ gần 10% mỗi năm...

Những tháng cuối năm 2012 và đầu 2013, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Diễn biến trên sàn ghi nhận dấu ấn đậm nét của khối ngoại. Họ có những lý do để sôi động hơn, trong đó chắc chắn có niềm tin và kỳ vọng vào một tỷ giá USD/VNĐ ổn định. Nay, nếu phát đi một thông điệp phá giá VNĐ, khá mạnh như khuyến nghị 3 - 4% nói trên (và có thể lớn hơn với hiệu ứng khó kiểm soát của tâm lý đầu cơ, găm giữ nếu bị kích hoạt trở lại), sẽ là một tác động tiêu cực đối với họ.

Tương tự là với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam liệu có là điểm đến hấp dẫn để tạo ra những nhà xuất khẩu hàng chục tỷ USĐ khi mà chi phí đều đặn đội thêm ít nhất 3 - 4% mỗi năm chỉ riêng điều chỉnh tỷ giá?

Trước những tác động như vậy, nhà điều hành có lẽ sẽ phải tính toán thận trọng trước những khuyến nghị phá giá VNĐ.

Minh Đức

tbktvn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98