Chứng khoán Chợ Lớn chính thức ra quyết định giải thể

30/03/2013 15:16
30-03-2013 15:16:37+07:00

Chứng khoán Chợ Lớn chính thức ra quyết định giải thể

Sáng 30/03, ĐHĐCĐ thường niên 2013 của CTCP Chứng khoán Chợ Lớn (UPCoM: CLS) chính thức thông qua quyết định giải thể công ty với tỷ lệ cổ đông tán thành gần như tuyệt đối.

Bên cạnh đó, cổ đông cũng thông qua các tờ trình về việc hủy giao dịch cổ phiếu CLS trên sàn UPCoM, rút tất cả các nghiệp kinh doanh chứng khoán, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch trên hai sở HOSE và HNX nhằm phục vụ cho việc giải thể công ty.

Cổ đông bỏ phiếu tán thành quyết định giải thể công ty.

Theo ông Nguyễn Văn Liệt, Tổng Giám đốc, quá trình giải thể theo tính toán có thể diễn ra trong vòng 9 tháng, tương đương 36 tuần kể từ ngày ĐHĐCĐ diễn ra theo lộ trình chi tiết trong phương án giải thể.

Báo cáo giá trị thực tế nguồn vốn và tài sản của công ty tại thời điểm 31/12/2012 cho thấy, tổng tài sản của CLS còn hơn 50.6 tỷ đồng, trong đó tài sản thanh khoản nhanh chiếm hơn 49 tỷ đồng. CLS có 17.86 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, hơn 24 tỷ đồng là các khoản đầu tư chứng khoán và trên 7 tỷ đồng các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác.

Sau khi trừ đi các nghĩa vụ nợ và kinh phí giải thể, giá trị còn lại chia cho cổ đông còn khoảng 44 tỷ đồng, tương đương 4,890 đồng cho mỗi cổ phần.

Tuy nhiên, cập nhật con số mới nhất tính đến 28/02, ông Liệt cho biết, tranh thủ cơ hội thị trường hồi phục hai tháng đầu năm nên CLS đã thanh lý phần lớn cổ phiếu trong danh mục và hiện chi còn lại cổ phiếu TIX đang tìm đối tác để chuyển nốt. Các khoản nợ cũng đã thu hồi được khoản 6 tỷ đồng. Giá trị tiền và tương đương tiền theo đó tăng lên khoảng 36 tỷ đồng. Dự kiến số tiền chia cho cổ đông tăng lên thành 5,183 đồng/cp. Hiện số tiền này đang được gửi tại ngân hàng nên đến khi giải thể thì giá trị cổ phần được chia cho cổ đông sẽ tiếp tục tăng.

Ông Liệt cũng chia sẻ thêm, do quá trình giải thể diễn ra trong thời gian dài, nên việc chia tiền cho cổ đông cũng được thực hiện thành nhiều đợt. Trước mắt, khi có quyết định giải thể, công ty sẽ trả đợt đầu cho cổ đông với khoảng 4,000 đồng/cp.

Phần lớn cổ đông có mặt đều tỏ ra tán đồng với phương án giải thể công ty, bởi qua đó họ có thể nhận lại một phần vốn dù ít ỏi. Một cổ đông chia sẻ, ông mua cổ phiếu do công ty phát hành thêm năm 2007 với giá lên tới 15,000 đồng/cp nhưng chưa lần nào được nhận cổ tức, trong khi giá cổ phiếu thì liên tục sụt giảm.

Theo quan sát của người viết, phần lớn những cổ đông còn lại có mặt tại đại hội đều rất có tâm huyết và gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập.

Phát biểu lời cuối cùng để chia tay cổ đông, ông Trần Quang Trường, Chủ tịch HĐQT ngậm ngùi gửi đến cổ đông lời xin lỗi chân thành bởi trong suốt 7 năm hoạt động, công ty chưa mang lại được gì cho họ. Ông cho rằng, sự ra đi của Chứng khoán Chợ Lớn hôm nay là sự việc bất khả kháng, bởi thực chất con đường phía trước của công ty đã không còn ánh sáng. Nếu có giữ lại vốn của cổ đông cũng chưa biết đến khi nào mới khắc phục được lỗ, hay thậm chí còn có nguy cơ mất trắng bởi thị trường chứng khoán từ trước đến nay vận động không theo quy luật nào.

Chứng khoán Chợ Lớn thành lập cuối năm 2006 với số vốn 30 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập gồm Choilimex, Tanimex (TIX) và ChoilimexFood.

Đến tháng 5/2007, công ty tăng vốn lên 90 tỷ đồng. Đây cũng là năm duy nhất công ty chia cổ tức 5% cho cổ đông với mức lợi nhuận ít ỏi hơn 4.5 tỷ đồng.

Năm 2008, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, CLS lỗ lớn gần 47.5 tỷ đồng. Một năm sau đó, công ty phục hồi và có lãi hơn 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, CLS liên tục tuột dốc trong 3 năm sau đó với tổng mức lỗ gần 23 tỷ đồng. Số lượng nhân sự cũng cắt giảm mạnh. Đầu năm 2012, công ty còn 38 nhân viên, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn 8 người, trong đó 6 nhân sự chính thức và hai cộng tác viên.

Như vậy, sau Chứng khoán Âu Việt thì Chứng khoán Chợ Lớn là công ty thứ hai trong ngành tuyên bố giải thể. Sự ra đi của hai “nhân vật” này phần nào sẽ tạo động lực giúp hàng loạt công ty chứng khoán yếu kém khác trên thị trường mạnh tay hơn trong quyết định rút “ống thở”, chính thức chấm dứt tình trạng “chết lâm sàng” của mình.

Viết Vinh (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ SRF: Quý 1 lãi sau thuế 9 tỷ, năm nay xử lý dứt điểm ý kiến loại trừ của kiểm toán

Chiều 24/04, CTCP Searefico (HOSE: SRF) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, cổ tức và miễn nhiệm, bầu bổ sung Thành viên...

ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 135%, tăng vốn lên 10,000 tỷ đồng

Sáng ngày 24/04/2025, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

Tổng Giám đốc Sabeco khẳng định tập trung bán bia ở nội địa và không niêm yết quốc tế

Đại diện hãng bia đánh giá Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á, do đó họ tập trung khai thác thị trường nội địa thay vì nghĩ đến ý tưởng...

ĐHĐCĐ KDH: Chưa có kế hoạch huy động trái phiếu trong năm nay

Chiều 24/04, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 thông qua mục tiêu doanh thu 3,800 tỷ đồng và lợi nhuận sau...

"TP.HCM mà không còn thấy ánh đèn của Vinasun thì sẽ rất buồn"

Đó là lời chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) tổ chức sáng 24/04 về sự cạnh tranh trong...

ĐHĐCĐ Vĩnh Hoàn: Không nên bi quan về thị trường cá tra tại Mỹ

Tại ĐHĐCĐ thường niên sáng 24/04, lãnh đạo CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) nhận định thị trường Mỹ vẫn đóng vai trò trọng yếu đối với mảng cá tra của Công ty, đồng thời...

Chủ tịch Sakchai: Đòn thuế của Mỹ tác động không đáng kể đến Nhựa Bình Minh

Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) diễn ra vào sáng ngày 24/04, Chủ tịch Sakchai Patiparnpreechavud cho biết các ảnh...

ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận 2025 đạt 9,000 tỷ đồng, cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu

Sáng ngày 24/04/2025, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 nhằm trình kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và một số nội...

ĐHĐCĐ SKG: Định hình lại chiến lược tăng trưởng sau giai đoạn thách thức

Sáng ngày 24/04/2025, CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại TP.HCM, với tỷ lệ cổ đông tham dự...

TCBS sẽ đầu tư 3,000 tỷ ra nước ngoài, huy động gần 900 tỷ để tự doanh khi định giá hấp dẫn

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), các cổ đông thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu 9,323 tỷ đồng và lãi trước thuế 5,765 tỷ đồng...


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chứng kiến nhịp hồi phục ấn tượng để khép lại phiên 24/04 tiến lên vùng 1,223.35, tương ứng tăng 12.35 điểm. Kịch bản tương tự cũng diễn ra trên UPCoM để đóng cửa tăng 0.17 điểm lên 91.63. Riêng HNX-Index vẫn giữ sắc đỏ khi giảm 0.38 điểm về 211.07. Các động lực từ mùa ĐHĐCĐ cũng như chốt ngày vận hành KRX góp phần thúc đẩy cho chỉ số.




Hotline: 0908 16 98 98