Mở room sẽ hạn chế tình trạng lạm quyền tại DN

22/03/2013 08:24
22-03-2013 08:24:17+07:00

Mở room sẽ hạn chế tình trạng lạm quyền tại DN

Xu hướng tư nhân hóa và đầu tư không biên giới đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy tại sao Việt Nam phải giữ chân NĐT ngoại?

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, trước tình cảnh khó khăn về vốn, bí bách về lối ra của nhiều DN, nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) nên được coi là một giải pháp hữu hiệu. Đây không phải là lần đầu tiên quan điểm này được nêu lên, nhưng nó vẫn mang tính thời sự, trong bối cảnh Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng văn bản pháp quy mới về room trên TTCK và room trong khối ngân hàng.

Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) - đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo quyết định thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về room trên TTCK cho biết, dự thảo vẫn đang được gửi đi xin ý kiến các cơ quan liên quan để trình Chính phủ. Trong đó, quan điểm của UBCK là nên nới room cho các DN niêm yết, trước hết có thể cho phép DN phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho nhà đầu tư ngoại, bên cạnh mức sở hữu tối đa 49% như hiện nay. Phía NHNN đã công khai dự thảo quy định, Thủ tướng sẽ giữ quyền quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong các ngân hàng yếu ở trên mức 30%. Ý tưởng này nhận được sự đồng thuận, không chỉ bởi các ngân hàng yếu cần nguồn vốn đủ lớn để cải tổ, mà quan trọng hơn là sự cải tổ, nếu thực thi từ gốc (cơ cấu cổ đông) sẽ là điều kiện giúp DN phát triển cân bằng và bền vững hơn.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, điểm yếu kém nhất của khối ngân hàng (tư nhân) Việt Nam là cơ cấu cổ đông nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là cổ đông cá nhân hoặc gia đình. Chính cơ cấu cổ đông kiểu này đã không kiểm soát được sự “lộng hành” của những cổ đông sáng lập, từ đó gây ra sự lạm quyền, tham nhũng, không những xâm phạm quyền lợi của người gửi tiền, mà còn gây thiệt hại đến quyền lợi của cổ đông nhỏ. Vụ bầu Kiên, từng là người sáng lập Ngân hàng ACB bị khởi tố vì lạm quyền, sử dụng đến hơn 7.000 tỷ đồng trái phép là một minh chứng cụ thể cho tình trạng này.

Dù cần nhiều nghiên cứu đối sách của các nước để làm căn cứ xây dựng chính sách cho Việt Nam, nhưng thực tế, xu hướng tư nhân hóa và đầu tư không biên giới đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiều Sở GDCK lớn trên thế giới đã sáp nhập, nhiều ngân hàng lớn thực hiện hợp nhất, từ đó tạo nên những định chế tài chính khổng lồ. Vậy tại sao Việt Nam phải giữ chân nhà ĐTNN ở ngưỡng 30% (với ngân hàng) hay 49% (với DN niêm yết)? Việt Nam đang giữ quyền sở hữu cao hơn cho người Việt Nam trong các DN, ngân hàng nội, nhưng nếu bước ra khỏi biên giới Việt Nam sẽ thấy, hình ảnh các DN lớn của nước ta hiện diện rất hạn chế.

Trong ngành ngân hàng, hiện nay mới chỉ có BIDV, Vietcombank, MBB... mở được một số chi nhánh tại châu Á, còn lại chỉ loanh quanh với thị trường trong nước. Rộng cửa đón khách cũng là cách giúp chúng ta bước ra thế giới nhanh hơn.

Đầu tư chứng khoán







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều cổ phiếu “cất cánh” sau kết quả kinh doanh tích cực

Vẫn như mọi khi, nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi trước những thông tin lợi nhuận vượt dự báo.

Khối ngoại bán ròng 12 tháng liên tiếp trên HOSE, giá trị gần 50 ngàn tỷ đồng

Nối tiếp hành động của tháng trước, các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 4, qua đó...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

03/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm công bố thông tin về trái phiếu, công ty liên kết của DXG bị xử phạt

Ngày 02/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”

Thị trường trải qua tháng giao dịch nhiều biến động về hướng tiêu cực, khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 02/05: Dòng tiền ngược chiều tại MWG

Phiên ngày 02/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt thay đổi động thái so với phiên trước đó.

Cổ phiếu TAR bị hủy niêm yết từ 21/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05/2024. Ngày giao...

Ranh giới của điều chỉnh và những lần "thoát hiểm"

VN-Index đã ở rất gần với trạng điều chỉnh sau nhịp giảm trong tháng 4/2024. Dù chưa thể loại bỏ đi rủi ro nhưng xác suất tích cực vẫn tồn tại dựa trên dữ liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 02/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98