Thâu tóm xong LGC, CII sẽ làm gì?

04/07/2014 08:02
04-07-2014 08:02:00+07:00

Thâu tóm xong LGC, CII sẽ làm gì?

Sau khi thâu tóm và tái cấu trúc lại CTCP Cơ khí Điện Lữ Gia (HOSE: LGC), CTCP Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh (HOSE: CII) sẽ tận dụng việc niêm yết của LGC để đáp ứng yêu cầu của đối tác đầu tư và đổi tên thành CII Bridge & Road.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa công bố tin CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (HOSE: CII) thành lập CTCP Đầu tư Cầu đường CII (CII Bridge & Road) trên cơ sở tái cấu trúc lại CTCP Cơ khí Điện Lữ Gia (HOSE: LGC) và đổi tên thành CII Bridge & Road.

LGC bất ngờ ở lại sàn…

Công ty Lữ Gia hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, xây lắp, cung ứng các thiết bị chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông và cấu kiện sắt thép công nghiệp - dân dụng và bất động sản. Công ty có vốn điều lệ 151.5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến quý 1/2014 gần 25 tỷ đồng, riêng lãi sau thuế trong quý 1 đạt 1.3 tỷ, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của LGC ở mức 433 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh vài năm trở lại đây của LGC cũng giảm sút rõ rệt.

Kết quả kinhdoanh của LGC qua các năm (triệu đồng)

ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 của LGC cũng đã nhất trí phương án hủy niêm yết tự nguyện của công ty. Công ty đã có tờ trình xin hủy niêm yết và đưa ra ba phương án để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nhỏ (1) công ty sẽ mua lại 10% cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, (2) cổ đông sẽ bán cổ phiếu LGC cho CII E&C và mua lại cổ phiếu CII E&C từ CII với giá mua bằng giá bán, (3) nếu cổ đông không muốn thay đổi thì vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu LGC sau khi LGC hủy niêm yết tự nguyện.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, đến giữa tháng 6/2014, LGC bất ngờ xin hủy tờ trình hủy niêm yết tự nguyện. Và mới đây vào ngày 03/07, CII công bố kế hoạch thành lập CII Bridge & Road trên cơ sở tái cấu trúc lại LGC. Được biết, LGC hiện đang là công ty con của CII, tỷ lệ sở hữu của CII tại LGC được nâng từ 28% hồi năm 2007 lên 87.46% vốn tính đến thời điểm hiện nay.

... Và lột xác hoàn toàn

Câu hỏi đặt ra là để lập CII Bridge & Road nhằm hoàn thiện quá trình tái cấu trúc các mảng hoạt động của mình, CII có thể thành lập công ty mới hay chọn công ty khác nhưng lại chọn LGC?

Hiện CII đang tái cấu trúc thành 5 mảng bao gồm CII Bridge & Road, CII E&C, CII Service, CII Land và CII Water. Trong đó đã thực hiện xong 3 mảng, còn CII Bridge & Road sẽ thực hiện xong trong năm 2014 và CII Land trong năm 2015.

Riêng mảng cầu đường, CII sẽ thành lập CII Bridge & Road thông qua tái cấu trúc LGC. Cụ thể, LGC sẽ phải lấy ý kiến cổ đông để tách mảng cơ khí điện bán cho CII E&C và khoản đầu tư vào Tòa nhà 70 Lữ Gia sẽ bán cho CII Land. Khi đó, LGC sẽ chỉ còn lại tiền mặt và đổi tên thành CII Bridge & Road.

Đồng thời, CII Bridge & Road sẽ phát hành để tăng vốn từ 221 tỷ lên 725 tỷ đồng, trong đó CII sở hữu 51% vốn sau phát hành, phần còn lại sẽ bán cho các đối tác và các nhà đầu tư để tăng thanh khoản. Thông tin từ CII cho biết, nếu tái cấu trúc thành công thì CII Bridge & Road sẽ thực hiện road show vào tháng 9/2014 và tăng vốn vào tháng 10/2014. Sau đó, CII sẽ chuyển hết các dự án cầu đường về cho CII Bridge & Road.

Theo tìm hiểu của người viết, CII đang cần thu hút vốn để tái cấu trúc mảng cầu đường và đơn vị đối tác lại yêu cầu công ty con phải là công ty niêm yết để minh bạch thông tin, tăng thanh khoản và dễ kêu gọi vốn. Tuy nhiên, nếu thành lập một công ty mới thì phải mất hơn 2 năm nữa để có thể hoàn tất thủ tục niêm yết, với khoảng thời gian lâu như vậy sẽ khó hấp dẫn nhà đầu tư. Trong khi đó, danh mục đầu tư của CII đã có sẵn công ty niêm yết là LGC và CII hiểu rõ hoạt động cũng như sức khỏe của LGC đến từng “chân tơ kẽ tóc”. Đặc biệt, LGC đang chuẩn bị hủy niêm yết và để tận dụng tránh lãng phí “công trình niêm yết” của LGC, CII chọn tái cấu trúc công ty này và đổi tên thành CII Bridge & Road.

Trao đổi với người viết, đại diện CII tự tin vào khả năng tái cấu trúc thành công của CII vì việc sáp nhập LGC dường như mang lại nhiều quyền lợi cho cổ đông nhỏ lẻ ít nhất là trong vấn đề thanh khoản.

Tất cả vẫn phải đang chờ, bởi quyền quyết định vấn đề này thuộc về gần 10% cổ đông nhỏ lẻ của LGC. 90.22% cổ phần, bao gồm CII nắm 87.46% vốn 2.76% là cổ phiếu quỹ, sẽ không có quyền biểu quyết.

Minh Hằng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 1 của LDG bất thành, tỷ lệ tham dự chưa đến 13%

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã không thể tiến hành khi sau gầnn2 tiếng khai mạc, tại thời điểm 15h ngày 23/04/2025, tỷ lệ cổ đông tham dự...

Chủ tịch BAF nói về mục tiêu 10 triệu heo thương phẩm: Cạnh tranh là tất yếu, phải làm thật nhanh

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức vào sáng ngày 23/04, ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) đã giải đáp thắc mắc của cổ đông...

Vĩnh Hoàn hạ kế hoạch kinh doanh sát thềm đại hội thường niên

Nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất nước Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố bản cập nhật tờ trình ĐHĐCĐ thường niên, theo đó điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2025.

Chứng khoán HDS kỳ vọng lãi ngàn tỷ, tăng vốn lên 4,000 tỷ

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán (HDS) đã diễn ra vào sáng ngày 22/04 tại TPHCM, thông qua nhiều mục tiêu quan trọng, nổi bật trong đó là lãi sau thuế...

Đối mặt thách thức, BSR phấn đấu tăng lợi nhuận 70%

Sáng ngày 23/04, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (HOSE: BSR) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

ĐHĐCĐ PV Drilling: Cổ tức tiền mặt sau 10 năm, thị trường khoan dầu khí Việt Nam sẽ sôi động trong 5 năm tới

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) cho biết, giai đoạn 2025-2030 sẽ là thời kỳ sôi...

Vì sao F88 được vinh danh với Giải thưởng “Gắn kết nhân viên” tại HR Excellence 2025?

Không phải mức lương hay phúc lợi hào nhoáng, chính sự đồng hành, lắng nghe và văn hóa nhân văn đã giúp F88 tạo nên mức độ gắn kết cao trong nội bộ – yếu tố then...

ĐHĐCĐ PAN: Dù kịch bản xấu nhất, thuế quan cũng không ảnh hưởng lớn lên lợi nhuận

Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng tin tưởng PAN Group sẽ tiếp tục phát triển ổn định và mạnh mẽ trong năm 2025, bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu. Ngành nông nghiệp...

Long Hậu lãi quý 1 hơn 110 tỷ, thực hiện 75% kế hoạch năm

Nhờ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu tăng mạnh trong quý đầu năm giúp CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) có lợi nhuận ròng hơn 110 tỷ...

May Việt Tiến đặt mục tiêu lợi nhuận 330 tỷ, dự báo nhiều đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG), mục tiêu kinh doanh Công ty mẹ được đề cập với doanh thu 9,800 tỷ đồng và lãi trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98