Các nước Tiểu vùng Mekong chi 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng

22/12/2014 08:41
22-12-2014 08:41:35+07:00

Các nước Tiểu vùng Mekong chi 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng

Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5 (GMS 5) tại Bangkok (Thái Lan) vừa kết thúc vào ngày 20/12.

Lễ khánh thành cây cầu hữu nghị thứ tư Thái Lan-Lào.

Một trong những quyết định quan trọng được thông qua đó là trong vòng 10 năm tới, sáu nước thuộc lưu vực sông Mekong sẽ dành 30 tỷ USD cho các dự án phát triển, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông, nhằm kết nối các nước trong khu vực.

Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan), khoản chi 30 tỷ USD nói trên sẽ được phân bổ cho 7 lĩnh vực từ thiết lập các đặc khu kinh tế hỗn hợp dọc theo biên giới các thành viên, xây dựng các tuyến đường sắt thiết yếu cho đến việc cải thiện luật lệ về giao thông, sản xuất năng lượng để bán ra ngoài khu vực, khuyến khích đầu tư tư nhân trong khối tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Hiện nay, Trung Quốc đang vươn lên thành nước dẫn đầu, và nỗ lực tận dụng thế mạnh của mình để phá vỡ tình trạng bị cô lập về mặt địa lý của vùng Vân Nam, đồng thời mở rộng cửa ngõ các nước Đông Nam Á cho hàng hóa Trung Quốc.

Hôm 20/12, Thủ tướng Lý Khắc Cường, trưởng phái đoàn Trung Quốc, đã thông báo cấp 3 tỷ USD tín dụng cho năm nước Đông Nam Á để cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao sản xuất và xóa đói giảm nghèo. Trong số 3 tỷ USD nói trên, có khoảng 1,6 tỷ USD dành cho việc hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc.

Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mekong, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, cùng với Trung Quốc.

Sáu nước thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng trong thời gian qua đã đẩy mạnh các chương trình hợp tác trong đó cơ sở hạ tầng có vị trí quan trọng./.

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98