Liên minh châu Âu công bố khoản viện trợ lớn cho Myanmar

09/12/2014 09:53
09-12-2014 09:53:19+07:00

Liên minh châu Âu công bố khoản viện trợ lớn cho Myanmar

Ngày 8/12, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ viện trợ gần 700 triệu euro cho Myanmar trong vòng 7 năm tới nhằm thúc đẩy quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Myanmar.

Theo thông báo của EU, Myanmar sẽ nhận được 688 triệu euro (tương đương 900 triệu USD) trong giai đoạn 2014-2020, để "tăng cường hỗ trợ quá trình chuyển tiếp trên nhiều lĩnh vực của Myanmar," bao gồm cả các nỗ lực thúc đẩy hòa bình - hòa hợp dân tộc trong nước.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết khoản viện trợ trên cũng sẽ giúp Myanmar phát triển nông nghiệp và các khu vực nông thôn, cải thiện nguồn cung lương thực và dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục cũng như củng cố năng lực quản lý và hành pháp.

EC cho rằng với nền tảng là khoản viện trợ được giải ngân trong 7 năm tới này, EU sẽ xây dựng những sáng kiến mang lại lợi ích cho tất cả người dân Myanmar.

Myanmar đang đẩy mạnh tiến trình cải cách, hội nhập sâu hơn với thế giới và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Ban lãnh đạo mới của quốc gia Đông Nam Á này dưới sự lãnh đạo của Tổng thống U Thein Sein cam kết theo đuổi một nền hòa bình bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng một tương lai tốt hơn cho thế hệ sau.

Gần nửa thế kỷ qua, Mỹ và các quốc gia đồng minh đã áp đặt một loạt các biện pháp chế tài cứng rắn đối với Myanmar.

Tuy nhiên, kể từ khi Myanmar thực hiện quá trình cải cách vào năm 2011, các chính quyền phương Tây đã có những động thái tích cực nhằm cải thiện quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt và Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ tại đây.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia: Các doanh nghiệp SME cung cấp 70% việc làm

Chủ trì một sự kiện diễn ra tại Phnom Penh hôm 05/04, Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia (MISTI) nhấn mạnh rằng Chính phủ...

Campuchia có thể tăng trưởng mạnh nhất ASEAN trong năm 2024

Tăng trưởng kinh tế Campuchia được dự báo sẽ đứng đầu khu vực ASEAN và đứng thứ 3 trong 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tốc độ tăng trưởng được dự báo...

Campuchia kỳ vọng thoát mác "quốc gia kém phát triển" vào năm 2029

Campuchia kỳ vọng sẽ thoát mác “quốc gia kém phát triển” (LDC) vào năm 2029, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch trước đây là vào năm 2027, Khmer Times đưa tin.

Campuchia thu hút 1.3 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm nay, Campuchia đã thu hút  được  1.3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),  Hội đồng Phát triển Cambodia (CDC) cho biết, Khmer Times...

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98