Liên minh châu Âu dốc sức "trừ tận gốc" hành vi trốn thuế

31/03/2015 21:11
31-03-2015 21:11:00+07:00

Liên minh châu Âu dốc sức "trừ tận gốc" hành vi trốn thuế

Liên minh châu Âu (EU) đang điều chỉnh chính sách nhằm kiểm soát hành vi trốn thuế, nhất là sau vụ bê bối LuxLeaks hồi cuối năm 2014 trong bối cảnh tình trạng trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia tăng.

Ngân hàng Thụy Sĩ bị phạt nặng vì giúp khách hàng trốn thuế

 

Chi nhánh Ngân hàng Anh HSBC ở Thụy Sĩ bị cáo buộc giúp các khách hàng giàu có trốn thuế trị giá hàng triệu USD. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ủy ban châu Âu cho biết kế hoạch tham vọng của cơ quan này là buộc 28 quốc gia thành viên EU chia sẻ chi tiết về bất kỳ thỏa thuận thuế nào được nhất trí với một số tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, chấm dứt các “thỏa thuận mật” cho phép các nước thành viên cạnh tranh lẫn nhau để thu hút doanh nghiệp và vốn đầu tư.

Cụ thể, các nước thành viên EU cứ ba tháng một lần sẽ phải công khai chi tiết các thỏa thuận về thuế với các doanh nghiệp.

Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Pierre Moscovici cho hay, điều này sẽ ngăn chặn các doanh nghiệp có ý định bí mật chuyển lợi nhuận sang nước khác để trốn thuế, ít nhất là trong phạm vi EU.

Bên cạnh đó, trao đổi dữ liệu thuế được coi như một "vũ khí" hiệu quả nhất chống sự gian lận và chấm dứt sự độc đoán có thể ngự trị trong hợp tác giữa các cơ quan thuế.

Kế hoạch này nhắm tới các quy định về thuế, những thỏa thuận bí mật vốn là tâm điểm vụ bê bối LuxLeaks. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã vấp phải một số ý kiến chỉ trích về quy mô nhỏ và mức độ minh bạch cũng hạn chế để có thể xử lý hình vi trốn thuế của các doanh nghiệp vốn đã lan trên diện rộng.

Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của EU để xử lý vụ bê bối LuxLeaks. Trong vụ LuxLeaks, hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu thế giới, trong đó có Pepsi, Ikea, FedEx, Deutsche Bank, AIG bị nghi ngờ đã chuyển hàng trăm tỷ USD từ nơi phải đóng thuế cao sang Luxembourg, quốc gia có mức thuế thấp hơn hẳn các nước khác để trốn thuế.

Các công ty này đã thuê tư vấn về thuế làm việc với Chính phủ Luxembourg, đàm phán để được hưởng một mức thuế ưu đãi nhất. Phát hiện này được dựa trên 28.000 trang tài liệu mật được thu thập và điều tra từ các nhà báo tại nhiều quốc gia.

Trên thực tế, EU không cấm một quốc gia thành viên áp mức thuế thấp hơn nước láng giềng, song việc quốc gia đó ký thỏa thuận ưu đãi đặc biệt cho một số doanh nghiệp là hành vi vi phạm quy định của khối.

Sau vụ LuxLeaks, EU cũng "để mắt" tới Thụy Sỹ và tăng cường hợp tác về thuế với quốc gia vốn được giới đầu tư mệnh danh là “thiên đường thuế” này. Tin tức cho hay ngày 19/3 ở Brussels, đại diện EU và Thụy Sỹ đã ký tắt thỏa thuận trao đổi tự động thông tin thuế, sau khi hai bên kết thúc đàm phán.

Theo thỏa thuận, 28 quốc gia EU và Thụy Sỹ sẽ trao đổi tự động thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng. Điều này có nghĩa là các công dân EU không thể che giấu thu nhập không khai thuế trong tài khoản gửi ở Thụy Sỹ.

Hàng năm, các quốc gia EU sẽ tiếp nhận thông tin về tên, địa chỉ, ngày sinh và xác nhận thuế của các cư dân của họ có tài khoản ngân hàng tại Thụy Sỹ, cũng như có hàng loạt các thông tin tài chính khác liên quan.

Dự kiến, thỏa thuận sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 liên quan đến việc thu thập dữ liệu ngân hàng và việc trao đổi thông tin tự động sẽ bắt đầu từ năm 2018.

Thỏa thuận này được áp dụng hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)./.

Việt Khoa

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98