Buồn như cổ đông ngân hàng!

25/05/2015 09:21
25-05-2015 09:21:30+07:00

Buồn như cổ đông ngân hàng!

Lại thêm một mùa họp đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng, thêm một mùa cổ đông ngân hàng ngậm ngùi.

 

Ảnh minh họa: Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 của Sacombank. Nguồn website Sacombank

Ngày 10-4-2015, 95 cổ đông sở hữu hơn 464 tỉ đồng, bằng 12% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) đã gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan, đề nghị cho người đại diện của họ được xem trích lục sổ biên bản, báo cáo tài chính, báo cáo của ban kiểm soát và các nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng này từ năm 2010 đến nay.

Các cổ đông này yêu cầu được trả lời về các vấn đề liên quan đến quản lý điều hành MDB vì tuy là những cổ đông từ lúc MDB còn là Ngân hàng Mỹ Xuyên nhưng họ không hề được biết các thông tin liên quan khi ngân hàng này đang được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB). Họ cho rằng chính hoạt động không minh bạch đã gây tổn hại đến quyền lợi của ngân hàng, đặc biệt là sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên thành ngân hàng đô thị vào năm 2010.

Đây chỉ là một câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện bức xúc của các cổ đông ngân hàng hiện nay. Bên lề những phiên họp đại hội đồng cổ đông ngân hàng, chúng tôi thấy còn nhiều khúc mắc về cổ tức, sự thiếu minh bạch và cách ứng xử né tránh các vấn đề nổi cộm của HĐQT và ban điều hành. Đặc biệt, hai năm gần đây, có hiện tượng ngân hàng dùng “tiểu xảo” để hạn chế sự tham gia và phát biểu của cổ đông, cũng như hạn chế sự tiếp cận của cổ đông với các thông tin về ngân hàng mà chính cổ đông là người... “làm chủ”.

Các ngân hàng hiện nay lơ là hoặc né tránh cổ đông khiến niềm tin vào ngành ngân hàng đã suy giảm nay còn tiếp tục tụt dốc.

Một người làm việc ở một ngân hàng niêm yết gốc quốc doanh lớn có trụ sở ở Hà Nội kể rằng khi họp bàn về việc tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, có ý kiến trong ban điều hành cho rằng nên tổ chức xa trung tâm để cổ đông ít đến và nếu đến thì cách thiết kế chương trình khiến cổ đông càng ít hỏi càng tốt. Vì sở hữu nhà nước ở ngân hàng trên 70% thì không có các cổ đông nhỏ lẻ nên đề nghị này không gặp khó khăn gì để được thông qua. Và phiên họp đại hội đồng cổ đông của ngân hàng này hai năm nay được tổ chức ở một xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố và trụ sở chính của ngân hàng hơn 12 ki lô mét. Đến phiên họp, hầu hết là người của ngân hàng và cánh báo chí, số cổ đông nhỏ lẻ “người ngoài” rất ít.

Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông một ngân hàng khác, ban tổ chức thiết kế kịch bản chỉ cho cổ đông phát biểu và các chủ tọa trả lời phần hỏi đáp trong vòng 30 phút, sau 30 phút cổ đông nào còn ý kiến thì sẽ “gửi câu hỏi bằng văn bản”. Các cổ đông phần vì nản, phần vì không tin vào sự cầu thị và cởi mở của lãnh đạo ngân hàng nên đã bỏ về.

Trước đây, phiên họp đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank (HOSE: STB) luôn đông đảo nhất, với sự tham gia của nhiều cổ đông lâu năm bậc nhất trong các ngân hàng. Nhưng nay ngân hàng này đổi chủ, kéo theo văn hóa ngân hàng thay đổi, cách tổ chức họp đại hội đồng cổ đông và không khí cũng khác.

Cổ đông Trần Thị Thiện của Sacombank nói: “Cách đối xử với chúng tôi không còn chân tình như xưa. Việc đón tiếp cổ đông tuy nhỏ nhưng là tế nhị, qua đó cho thấy ban lãnh đạo có sự tôn trọng với cổ đông hay không”. Ngoài chuyện thuộc về hình thức này, bà Thiện còn băn khoăn nhiều việc, ví dụ như khi tình hình cổ đông héo hon chờ đợi cổ tức từ năm 2013 mà HĐQT lại đề nghị tăng thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát lên 2% lợi nhuận trước thuế trong năm 2015 và trích thưởng 20% vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Một cổ đông khác của Sacombank hỏi, Ngân hàng Phương Nam (PNB) mấy năm nay không chia cổ tức với lý do nợ xấu quá cao, vậy khi sáp nhập vào Sacombank thì lợi nhuận của Sacombank phải trích lập cho Phương Nam, khi đó Sacombank còn có tiền chi cổ tức cho cổ đông hay không? Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, ông Kiều Hữu Dũng, trả lời rằng: “Cổ đông không nên so sánh ngân hàng hiện nay với thời kỳ ngân hàng thăng hoa. Các ngân hàng đều có khó khăn. NHNN siết rất chặt cổ tức những năm qua và năm nay còn chặt hơn. Thời kỳ phát triển nóng đã qua và chúng ta phải chấp nhận phát triển bền vững từ từ. NHNN muốn việc chia cổ tức chỉ thực hiện sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ mà việc này với ngân hàng lớn không hề đơn giản. Còn khi ngân hàng lớn nhận sáp nhập của ngân hàng nhỏ thì phải chấp nhận thiệt thòi để được vị thế lớn hơn trong tương lai”.

Người được cho là cổ đông cá nhân lớn nhất ở Sacombank (tính cả sở hữu cá nhân và những người có liên quan), ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT, trả lời cổ đông rằng: “Tôi cố gắng xin NHNN chấp nhận trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông còn nếu cổ đông muốn lấy tiền thì đem cổ phiếu đi bán và nếu cổ đông đồng ý bán “1 chấm” (10.000 đồng/cổ phiếu) ngày mai cứ lên ngân hàng tôi giới thiệu có người mua ngay”. Ông Dũng và ông Bê sau đó đều “mong cổ đông thông cảm vì thời gian không cho phép, thời lượng họp có hạn” và họ “không có thời gian giải thích thêm”.

Cách làm này quả thực khiến cổ đông cảm thấy ngậm ngùi. Mỗi năm chỉ có một lần được gặp gỡ và nghe ban điều hành ngân hàng nói về việc họ sử dụng đồng tiền mình tin cậy giao phó ra sao, các cổ đông để dành nhiều câu hỏi và thật khó khăn để họ được bày tỏ hết.

Còn rất nhiều chuyện mà các cổ đông ngân hàng bức xúc, như nhiều ngân hàng không công bố các báo cáo về tình hình kinh doanh trên trang web của mình, có ngân hàng phớt lờ một số khâu gửi thông tin, thư mời họp cho cổ đông bằng văn bản theo quy định.

Các ngân hàng hiện nay lơ là hoặc né tránh cổ đông khiến niềm tin vào ngành ngân hàng đã suy giảm nay còn tiếp tục tụt dốc. Cổ đông ngân hàng chia sẻ họ muốn bán cổ phiếu, bỏ phiếu bằng chân ngay lập tức nhưng phần vì giá thấp quá, phần vì không có thanh khoản, không có người mua nên vẫn phải cay đắng giữ.

Một số cổ đông suy nghĩ tích cực hơn, họ xác định đầu tư thời buổi kinh tế thị trường phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu. Nếu ngân hàng có cổ tức dù trả bằng cổ phiếu cũng là tốt rồi. Cái cổ đông cần là thái độ cầu thị và minh bạch, sòng phẳng với cổ đông. Và mong đừng thêm những ngày xấu trời, ngân hàng họ góp vốn tuyên bố mất vốn, bị NHNN mua lại với giá... 0 đồng.

Hồng Phúc

tbktsg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98