ĐHĐCĐ Sabeco: Sẽ mất 1,700 tỷ nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt và quy định tem

28/05/2015 09:04
28-05-2015 09:04:55+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ Sabeco: Sẽ mất 1,700 tỷ nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt và quy định tem

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2015 của Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Chủ tịch Phan Đăng Tuất cho biết, nếu áp dụng quy định thuế tiêu thụ đặc biệt thì Sabeco sẽ mất khoảng 900 tỷ đồng lợi nhuận, và 800 tỷ đồng từ quy định dán tem trên lon.

Sản phẩm mới của Sabeco

Quỹ đất và tiến độ thoái vốn của Nhà nước tiếp tục nóng

11h05: Đại hội thông qua các tờ trình

10h25: Đại hội thảo luận

Khả năng thâu tóm của các tập đoàn lớn như Thái Lan (Thai Bev) đối với Sabeco như thế nào? 

Ông Tuất ví von, Bia Sài Gòn là cô gái đẹp, các đối tác khác đến hỏi, nhưng 2 người không thể quyết định mà phải có ý kiến từ Bộ Công Thương.

Nhưng "chơi" với các tiềm lực tài chính lớn phải hết sức cẩn thận, không đơn giản. Hợp tác cùng ngành có lợi nhưng cũng có hại như việc chẳng mấy chốc sẽ mất thương hiệu. Bởi chủ nghĩa thôn tính còn nguyên trong quan điểm kinh doanh của các ông lớn.

Phương án bán cổ phần Nhà nước và kế hoạch niêm yết của Sabeco?

Sabeco chỉ mới cổ phần hóa hơn 10% trong khi theo quy định là 20% thì mới đủ điều kiện niêm yết.

Hiện Sabeco đã nhận được 9 hồ sơ của đối tác đề nghị muốn “làm rể”. Nhưng Bộ Công Thương đã lập ra 1 ban chỉ đạo bán tiếp phần vốn tại Sabeco, đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp và thẩm định kỹ càng.

Định hướng phát triển các quỹ đất của Sabeco như thế nào?

9 quỹ đất của Sabeco là “tội đồ” khiến giá đợt IPO tăng cao. Tuy nhiên những khu đất đó không phải sở hữu của Sabeco, mà chỉ là quyền ưu tiên số 1 về thuê. Sabeco sẽ đề xuất hợp tác với đối tác khác đầu tư dự án hiệu quả với tỷ lệ đủ chi phối.

Riêng vị trí mảnh đất Hai Bà Trưng đang “sôi sục” và Sabeco cũng đang tìm kiếm đối tác để khai thác hiệu quả. Sabeco sẽ làm “khế ước” để giữ thương hiệu trên dự án mà không có ý định chuyển nhượng.

Sabeco nên có kế hoạch xúc tiến xây dựng trụ sở tại khu đất Hai Bà Trưng?

Sabeco cũng rất mong thực hiện tòa tháp bia Sài Gòn, nhưng vướng trả tiền đất giá cao hơn 1,000 tỷ đồng, mà nguồn vốn bỏ ra lại phải phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.

Thêm vào đó, diện tích Sabeco sử dụng chỉ chiếm chưa đến 3% diện tích xây dựng tòa tháp này, còn lại 97% phải cho thuê… nhưng theo Nghị định 97 lại không được kinh doanh ngoài ngành.

Sabeco khi đưa ra kế hoạch nên thực hiện đúng, việc thay đổi ngày tổ chức ĐHĐCĐ rất sát ảnh hưởng lớn đến cổ đông.

Sabeco đặt kế hoạch lợi nhuận chỉ tăng 2% nhưng cổ đông Nhà nước bắt buộc phải tăng 8% và cổ tức cũng phải tăng từ 25% lên 30%. Vấn đề này mất thời gian giải trình nên phải hoãn Đại hội.

Sabeco cũng nên phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông – những người đã nắm giữ cho đến ngày hôm nay.

Thưởng cổ phiếu không được quy định trong doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt và quy định dán tem, Sabeco sẽ mất 1,700 tỷ đồng

09h48: Chủ tịch Phan Đăng Tuất chia sẻ, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thuế tiêu thụ đặc biệt, không những đánh vào sản xuất mà sẽ đánh cả cơ sở thương mại khu vực. Nếu quy định này được thông qua thì Sabeco sẽ mất khoảng 900 tỷ đồng lợi nhuận, tức hơn 10%. Thêm vào đó, nếu quy định dán tem trên lon được áp dụng thì Sabeco sẽ phải mất thêm khoảng 800 tỷ đồng/năm.

* 7.000 tỷ cho một con tem: DN than trời

Thị trường bia bây giờ không chỉ "cá lớn nuốt cá bé" nữa mà nếu cá lớn chậm thì chính cá bé sẽ rỉa thị phần. Đơn cử như Huda Huế rất thành công dù chỉ bán tại miền Trung, hay Sư Tử Trắng cũng linh hoạt trong hoạt động dù thị phần chỉ ở miền Tây. Vì thế, Sabeco sẽ biến cá lớn bia Sài Gòn thành những con cá nhỏ linh hoạt hơn.

Ông Tuất cũng tiết lộ, ngày 27/05 vừa qua, Sabeco đã vừa chiết xong 2 loại bia mới vị chanh và vị trái cây, sắp tới có vị cà phê, trà… phù hợp với người Việt Nam.

09h20: Tổng giám đốc Phạm Thị Hồng Hạnh cho biết, năm qua có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là hãng bia nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh, không ngừng đầu tư tăng công suất, chi tiền cho quảng cáo, kể cả cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, việc siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát hoạt động tải trọng phương tiện tăng đột biến giá cước vận chuyển làm giảm lợi nhuận của toàn hệ thống.

Hoạt động kinh doanh nước giải khát đã chuyển biến tốt tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn ở năng lực kho bãi và máy móc thiết bị. Tình hình kinh doanh rượu đi xuống, hoạt động sản xuất tiêu thụ khó khăn.

Theo đó, các sản phẩm chủ lực bia lon 333, chai 355 tiêu thụ giảm so với cùng kỳ. Trong khi sản phẩm mới như Saigon Lager lon lại tăng mạnh nằm ngoài dự báo. Các thị trường khu vực tiêu thụ đều đạt kế hoạch và tăng trưởng so với cùng kỳ, riêng khu vực trung tâm Nam Trung Bộ giảm so với cùng kỳ. Thị trường có dư địa lớn là miền Bắc, Đông Bắc sản lượng tăng so với cùng kỳ.

Bà Hạnh cũng nhấn mạnh, năm 2015 dự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thị trường nội địa chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Các khó khăn về giá cả, nguyên vật liệu, biến đổi khí hậu… cũng là các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn.

Điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức 2015

09h12: Đại hội bắt đầu với sự tham dự của 202 cổ đông, đại diện cho hơn 616 triệu cổ phần, tương ứng 96.1% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Lẽ ra ĐHĐCĐ thường niên của Sabeco đã được tổ chức ngày 25/05, tuy nhiên do cổ đông Nhà nước chưa đồng ý chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức 2015 nên được chuyển sang 28/05.

Theo tờ trình tại Đại hội, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu của Sabeco vẫn giữ nguyên so với tài liệu công bố trước đó. Nhưng chỉ tiêu lợi nhuận có thay đổi, cụ thể, lợi nhuận trước thuế 4,231 tỷ đồng và lãi sau thuế 3,291 tỷ đồng, đều tăng 8% so 2014, trong khi trước đó chỉ tăng 2%. Cổ tức được nâng từ 25% lên 30%.

ĐHĐCĐ thường niên 2015 của Sabeco

Nỗi lo thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo tờ trình công bố trên website, HĐQT Sabeco sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2015 với sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia các loại đạt 1,425 triệu lít, tăng 2% so 2014, trong đó riêng bia Sài Gòn chiếm 1,388 triệu lít.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu doanh thu ở mức 31,721 tỷ đồng, tăng 3% so 2014; lợi nhuận trước thuế trước khi thay đổi 4,028 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,108 tỷ đồng, tăng 2%. Cổ tức 25%.

Được biết, Bộ Tài chính đang vừa trình Chính phủ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có điều chỉnh thuế đối với rượu, bia và thuốc lá...

Cụ thể, kể từ ngày 1/7/2015, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 10-20% so với mức đang áp dụng. Trong đó, đối với rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng thuế từ 50% hiện nay lên 65%; Rượu dưới 20 độ sẽ tăng thuế từ 25% hiện nay lên 35%. Bia cũng tăng thuế từ 50% lên 65%.

Tuy nhiên, trong kế hoạch này, Sabeco lưu ý, hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó nếu nghị định được ban hành, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và cổ tức của cổ đông.

Trong năm nay, ngoài việc đẩy mạnh dự án bia tươi cao cấp, Sabeco còn tăng cường xuất khẩu tại các thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Về đầu tư, Sabeco sẽ tiếp tục làm việc với Thành phố về việc quy hoạch nhà máy bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh với công suất tối thiểu 50 triệu lít/năm; nâng công suất dự án đầu tư nhà máy Củ Chi; đưa nhà máy Bia Sài Gòn – Kiên Giang vào vận hành từ tháng 5/2015; khởi công xây dựng nhà máy tại Khánh Hòa trong năm nay; đang chuẩn bị triển khai dự án số 6 Hai Bà Trưng, số 46 Bến Vân Đồn…

Ban lãnh đạo cũng cho biết sẽ đẩy nhanh việc thực hiện định giá, đấu giá cổ phần và tìm kiếm nhà đầu tư để hoàn thành kế hoạch thoái vốn giai đoạn 2014-2015.

Năm 2014, sản lượng tiêu thụ bia các loại của Sabeco đạt 1,394 triệu lít, vượt 2% kế hoạch; tiêu thụ rượu, cồn đạt 3.4 triệu lít, bằng 65% kế hoạch; tiêu thụ nước giải khát 35 triệu lít, vượt 5% kế hoạch. Tổng doanh thu đạt mức 30,674 tỷ đồng, tăng 6% so 2013 và vượt 4% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế 3,049 tỷ đồng tăng 9% và vượt 11% kế hoạch. Cổ tức 23%.

Thanh Nụ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietnam Airlines thoát lỗ

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1/2024, thoát chuỗi lỗ 16 quý liên tiếp. Trong quý 1, đi kèm với sự hồi phục của thị trường hàng...

Pomina: Lỗ hơn 200 tỷ vì hai nhà máy tạm ngừng, vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư

Thật khó để nhà đầu tư có thể tìm ra một điểm tích cực trong báo cáo tài chính của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM): Doanh thu “bốc hơi”, lỗ gộp, chi phí vay tăng mạnh…...

Thực hư việc Vinaconex rút vốn tại dự án Cát Bà Amatina?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinaconex, lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn cho Cát Bà Amatina và không rút khỏi dự án này.

HAG lãi 12 quý liên tiếp, tái cơ cấu tài chính để khắc phục chứng khoán bị cảnh báo

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) báo lãi ròng quý 1/2024 đạt 215 tỷ đồng, đánh dấu 12 quý liên tiếp có lãi.

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98