Các thành phố châu Á ngày càng đắt đỏ

18/06/2015 13:10
18-06-2015 13:10:11+07:00

Các thành phố châu Á ngày càng đắt đỏ

Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về giá cả đắt đỏ, trong khi TP HCM giữ vị trí thứ 90, theo Mercer.

Hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) vừa công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2015 của 207 thành phố trên thế giới. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về mức độ đắt đỏ, tăng 45 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại TP HCM cũng tăng tương đương lên vị trí 90. Từ năm 2013 đến nay, hãng nghiên cứu của Anh vẫn đánh giá sinh hoạt phí tại Hà Nội cao hơn so với TP HCM.

Trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu danh sách vẫn là Singapore (Singapore). Tiếp theo là Bangkok (Thái Lan), Yangoon (Myanmar) và Manila (Philippines). Còn trên thế giới, hai thành phố châu Phi là Luanda (Angola) và Hong Kong (Trung Quốc) chiếm hai vị trí dẫn đầu. Luanda thậm chí đã đứng nhất 3 năm liên tiếp.

Chi phí sinh hoạt tại TP HCM được đánh giá thấp hơn Hà Nội. Ảnh: City Lane

Bên cạnh đó, sau khi nắm giữ danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong phần lớn 2 thập kỷ qua, Tokyo năm nay đã bật khỏi top 10, xuống thứ 11. Nguyên nhân là đồng yen liên tục yếu đi so với USD năm ngoái. Dù vậy, các thành phố châu Á vẫn chiếm tới 5 trong 10 vị trí đầu tiên.

Biến động tỷ giá đóng vai trò chính trong sự xáo trộn mạnh danh sách năm nay. "Biến động tiền tệ luôn có vai trò thực sự lớn trong các năm trước, nhưng ảnh hưởng lên năm nay đặc biệt mạnh", Kate Fitzpatrick - chuyên gia tư vấn tại Mercer cho biết.

Cả yen và euro đều yếu đi đáng kể so với USD và NDT. Trong khi đó, franc Thụy Sĩ lại mạnh lên sau đợt bỏ trần tỷ giá đầu năm nay.

Thành phố tụt hạng mạnh nhất trong top 10 là Moscow, từ thứ 9 năm ngoái xuống 50 năm nay, do đồng rouble mất giá mạnh sau các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Ngược lại, đồng NDT mạnh lên lại khiến các thành phố Trung Quốc tăng trung bình 18 bậc.

Những thành phố trong danh sách được đánh giá theo kết quả khảo sát thường niên về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn, trang phục, đồ dùng gia đình và tiện nghi giải trí. Tất cả sau đó sẽ được so sánh với New York (Mỹ).

Theo Mercer, thứ hạng các thành phố thay đổi chủ yếu do hai yếu tố - giá cả và nội tệ biến động so với USD. Mục đích của báo cáo là giúp các công ty đa quốc gia và Chính phủ các nước đánh giá chi phí khi cử nhân viên sang làm việc tại nước ngoài.

Hà Thu

vnexpress

 



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98