ĐHĐCĐ SPP: Nỗi lo thiếu vốn và kỳ vọng vị cứu tinh BIDV

28/06/2015 16:05
28-06-2015 16:05:00+07:00

ĐHĐCĐ SPP: Nỗi lo thiếu vốn và kỳ vọng vị cứu tinh BIDV

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, ông Dương Quốc Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc chia sẻ từ năm 2012, CTCP Bao bài Nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) đã vấp phải khó khăn trong xoay sở nguồn vốn và nhiều ngân hàng đe dọa rút vốn. Tuy nhiên, hiện nay kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện hơn khi BIDV chính thức hỗ trợ hạn mức tín dụng 500 tỷ đồng.

 

Bài toán thiếu vốn cùng nỗi lo thanh toán cổ tức tiền mặt

Tại Đại hội, ông Thái chia sẻ, thời điểm năm 2012 công ty tiến hành nhập dàn máy thứ 3 nhằm nâng cao công suất hoạt động. Các ngân hàng đã cam kết rót vốn tuy nhiên đến năm 2013 và 2014 lại đồng loạt rút vốn với lý do rủi ro cao quá. Nguyên nhân xuất phát từ SPP là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 2.2), chi phí lãi vay hằng năm cao ngốn phần lớn lãi gộp, riêng năm 2014 chi phí này lên đến 44 tỷ đồng, chiếm 44% lợi nhuận gộp. Do vậy, việc rút vốn của các ngân hàng gây ra nhiều khó khăn cho SPP, một số thời điểm phải nợ lương nhân viên.

Bên cạnh đó, sự không ổn định của ngân hàng trong hỗ trợ vay vốn khiến công ty phải bỏ qua khá nhiều hợp đồng với khách hàng, cũng như hạn chế việc tiếp cận mua nguyên vật liệu giá sỉ trực tiếp từ nhà cung cấp nước ngoài mà phải mua qua thương mại với giá cao. Qua đó, khiến giá bán hàng của SPP chưa thực sự cạnh tranh so với nhiều đối thủ.

Song từ tháng 3, BIDV chính thức hỗ trợ SPP, các ngân hàng mới ngừng đe dọa rút vốn hay nâng lãi suất đối với SPP. BIDV cấp cho SPP hạn mức tín dụng 500 tỷ đồng, nhưng hạn mức hiện nay mới chỉ 184 tỷ đồng do chờ ý kiến của cổ đông cho phép HĐQT vay. Khi nhận được sự thông qua của cổ đông, ông Thái kỳ vọng tình hình của công ty sẽ khá hơn, đồng thời lãi suất vay có thể giảm xuống khoảng chừng 8%, giảm khá nhiều so với mức trung bình hằng năm là 12%.

Với tình hình thiếu hụt nguồn tiền như trên, HĐQT trình cổ đông phương án điều chỉnh cổ tức tiền mặt 6% cho năm 2013 sang 2% tiền mặt và 4% cổ phiếu nhằm giành tiền bổ sung nguồn vốn lưu động. Đối với vấn đề cổ tức 2013, HĐQT đã hứa thanh toán vào tháng 9/2014 nhưng đến nay chưa thực hiện, ông Thái cho biết nguyên nhân là do các ngân hàng rút vốn, công ty thậm chí không đủ tiền trả lương nhân viên. Đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã giải quyết vấn đề lương nhân viên nhưng vẫn rất khó khăn về vốn, riêng cổ tức 2% này, SPP đã có nguồn tiền và khẳng định chỉ còn chờ thủ tục.

Doanh thu tăng cao nhưng lãi ròng vẫn suy giảm

Năm 2014, công ty ghi nhận gần 746 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 30% và vượt 24% kế hoạch năm nhờ phát triển phân khúc sản phẩm mới và lượng khách hàng mới tăng thêm 17%. Song lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 8.5 tỷ đồng, chỉ thực hiện 63% kế hoạch năm và giảm 20% so với năm trước, nguyên nhân là do chi phí bán hàng tăng gần 10 tỷ đồng (do chính sách mở rộng các phân khúc thị trường mới, khách hàng mới) và đồng thời công ty đã hết thời gian được hưởng thuế suất ưu đãi (thuế suất hiện nay là 22% trên thu nhập phải chịu thuế).

BCTC tóm tắt của SPP 4 năm gần đây (Đvt: Triệu đồng)


Với mức lợi nhuận đã thực hiện được trong năm qua, HĐQT trình mức cổ tức 5% bằng cổ phiếu.

Nhiều năm gần đây, doanh thu thuần tăng cao, lãi gộp cũng cải thiện nhưng lãi ròng hằng năm lại giảm dần, điều này khiến cổ đông rất lo lắng.

Ông Thái trấn an rằng việc SPP duy trì tăng trưởng doanh số là một tín hiệu tốt. Bên cạnh khó khăn về vốn thì công ty có các mặt thuận lợi như đã xây dựng được lượng khách hàng chiến lược ổn định; máy móc, thiết bị đã được đầu tư đồng bộ; đã thử nghiệm thành công một số cấu trúc bao  bì phức tạp từ công nghệ mới làm giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh. Cho đến hiện tại, SPP vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu phòng thử nghiệm về lĩnh vực bao bì đạt chuẩn quốc tế ISO 17025, điều này tạo lợi thế lớn cho công ty trên trường quốc tế, việc thâm nhập sẽ dễ dàng hơn.

Bước sang năm 2015, HĐQT SPP đánh giá tình hình còn nhiều khó khăn nên vẫn chỉ duy trì ổn định lượng khách hàng cũ. Đồng thời tình hình tài chính khó khăn, SPP sẽ ưu tiên hơn đối với các khách hàng thanh toán tốt cũng như giảm giá cho khách hàng thanh toán ngay. Mục tiêu kinh doanh cụ thể gồm doanh thu 750 tỷ đồng, lãi sau thuế 8.5 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 5%.

Về lâu dài, SPP sẽ phát triển thương hiệu Saplastic để cạnh tranh về giá.  Ông Thái khẳng định, hiện nay chất lượng sản phẩm của SPP đang đứng vị trí số 1 Đông Nam Á.

Ngoài ra, HĐQT trình phương án hứa phát hành 5% cổ phiếu ESOP cho cán bộ, công nhân viên khi phát hành được trái phiếu, cổ phiếu. Ông Thái chia sẻ hiện nay tinh thần của cán bộ, công nhân viên xuống quá nên HĐQT mới trình phương án hứa thưởng để lên “dây cót” cho nhân viên.

Kết thúc Đại hội, các cổ đông đã thông qua tất cả tờ trình.

Mỹ Hà







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lãi ròng quý 1 của Sonadezi gấp rưỡi cùng kỳ

Doanh thu mảng kinh doanh khu công nghiệp tăng trưởng mạnh giúp Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ) lãi ròng gần 221 tỷ đồng trong quý...

Địa ốc Mai Viên lãi lớn

Sau hai năm kinh doanh nhỏ giọt, Địa ốc Mai Viên đạt lợi nhuận hơn 213 tỷ đồng, cao nhất trong ba năm trở lại.

Vốn hóa ACV vượt 200,000 tỷ đồng sau khi công bố lãi khủng trong quý 1

Ngay sau khi chủ đầu tư sân bay Long Thành công bố lợi nhuận kỷ lục, cổ phiếu ACV lập tức tăng phi mã trong 2 phiên gần nhất và lọt top 4 công ty có vốn hóa lớn...

QNS lãi ròng quý 1 tăng 68%, nắm 7.3 ngàn tỷ tiền mặt, trữ cả vàng miếng SJC

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) lãi ròng quý 1/2024 gần 532 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ mảng kinh doanh sản phẩm...

TCM lãi cao nhất 6 quý, đơn hàng quý 3/2024 đạt 83% kế hoạch

Kết thúc quý 1/2024, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) báo lãi cao nhất trong 6 quý trở lại đây, đạt trên 62 tỷ đồng, trong bối cảnh ngành...

Chi phí văn phòng phẩm kéo lùi lợi nhuận Bảo hiểm Agribank

Kết thúc quý 1/2024, lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính của CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: ABI) đều tăng 6% so với cùng kỳ năm...

Bidiphar đi ngang trong quý 1

Không có nhiều biến động, CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, HOSE: DBD) chứng kiến quý kinh doanh đi ngang so với cùng kỳ.

Quý 1, lãi ròng TMS giảm 28% trước nhiều áp lực chi phí và hụt lãi từ công ty liên doanh, liên kết

CTCP Transimex (HOSE: TMS) công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần tăng trưởng 49% so với cùng kỳ, toàn bộ mảng kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng. Nhưng sau...

Hàng bán bị trả lại gần hết, DIG báo lỗ kỷ lục trong quý 1/2024

Với việc giá trị hàng bán bị trả lại chiếm gần hết doanh thu, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1

Sau chuỗi ngày đen tối, Vietnam Airlines (HOSE: HVN) cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tuy vậy, khoản lãi khủng không chỉ tới từ hoạt động kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98