Nhật Bản và 5 quốc gia Mekong thông qua công nghiệp hóa tiểu vùng

24/08/2015 13:06
24-08-2015 13:06:16+07:00

Nhật Bản và 5 quốc gia Mekong thông qua công nghiệp hóa tiểu vùng

Theo Kyodo, ngày 24/8, Nhật Bản và 5 quốc gia Đông Nam Á giáp khu vực sông Mekong - gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan - đã thông qua bản kế hoạch chi tiết nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại tiểu vùng này.

Bản đồ Hành lang kinh tế phía Nam tại khu vực phía nam sông Mekong, nối Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) với Bangkok (Thái Lan) qua Phnom Penh (Campuchia). (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bản kế hoạch này, mang tên “Tầm nhìn phát triển công nghiệp vùng Mekong,” đã được thông qua tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nhiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa và những người đồng cấp Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).

Cuộc họp này diễn ra bên lề Hội nghị thường niên bộ trưởng thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các đối tác đối thoại, trong đó có Nhật Bản.

Bản kế hoạch này đề ra một loạt định hướng chính sách như kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn với giấy chứng nhận để nới lỏng lưu lượng hoạt động biên mậu, phát triển các đặc khu kinh tế dọc biên giới, phối hợp với các trường đại học và ngành công nghiệp Nhật Bản để thúc đẩy lực lượng lao động lành nghề cũng như tăng cường nghiên cứu và phát triển.

Những nỗ lực quy mô toàn khu vực này sẽ được thực hiện trước năm 2020.

Theo bản kế hoạch trên, một chương trình làm việc với những hành động và thời gian cụ thể sẽ được thiết lập trên cơ sở điều phối giữa các cơ quan như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để đưa ra bàn thảo tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế Mekong-Nhật Bản kế tiếp vào năm 2016./.

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98